Tôi có nên nhận lại đứa con mình đã bỏ rơi
816 views

Vừa rồi, trong buổi chiều trước khi diễn ra kỳ thi tuyển sinh đại học một ngày, tôi đang đi bộ thì gặp một cô gái chừng 17-18 tuổi ngồi sụp trên vỉa hè một phố vắng, khóc sụt sùi.

Không thể bỏ qua, tôi tiến đến hỏi thăm thì được biết em lên Hà Nội dự thi đại học nhưng vừa bị lừa, mất hết cả hành lý, tiền bạc. Em kể lại diễn biến sự việc: Vừa đặt chân xuống bến xe Giáp Bát, đã có cả chục gã xe ôm vây xung quanh, chèo kéo. Đang không biết đi xe ôm nào thì có một chàng mặc áo xanh có in dòng chữ mang tên một trường đại học nổi tiếng ở Hà Nội. Chàng tự giới thiệu là sinh viên tình nguyện đang làm công việc “tiếp sức mùa thi” ra đón thí sinh lên Hà Nội thi đại học.

Được nghe nói đến những anh, chị này, lại được nhìn nhiều trên báo, ti vi nên cô gái tin ngay và đi theo luôn, trước những con mắt tức tối của đám xe ôm. Trên đường, hai người nói chuyện rất vui, thân mật như đã có mối quan hệ từ lâu. Cô bé đã thật thà kể rõ hoàn cảnh gia đình mình, lên sẽ thi trường nào. Đi chừng mấy cây số, đến một phố vắng, anh chàng rẽ vào một con ngõ hẻo lánh rồi nói cô xuống xe, đi bộ vào trước.

Anh ta chỉ cái nhà có cánh cửa sắt sơn màu xanh, bảo cô cứ vào đó đứng chờ vì ngõ hẹp không thể đèo. Cô bé thật thà làm theo. Khi cô vừa đi được mấy bước, không ngoái nhìn lại thì anh ta rồ máy, phóng vút đi mang theo chiếc túi da to. Số tiền hơn 1 triệu cùng toàn thể giấy tờ liên quan đến việc thi cử, cả chứng minh thư và điện thoại, cô bé để tất cả trong túi. Thế là chàng thanh niên “tình nguyện” đã hiện nguyên hình một tên lừa đảo. Hắn đã bỏ lại cô bé bơ vơ giữa thành phố xa lạ, không một xu trong người. Đúng lúc này, tôi đi tới nơi và nhìn thấy cô đang khóc.

Tôi nói cô vào quán nước bên đường để hỏi chuyện rồi sẽ giúp tiền xe để trở về  quê, vì đằng nào cũng đã mất tất cả giấy tờ. Khi ngồi vào quán, tôi mới có dịp nhìn kỹ. Đó là một cô gái có đôi mắt to rất thông minh và có hồn. Điều tôi lấy làm thú vị là thật ngẫu nhiên, trông cô bé có nét hao hao giống hai đứa con gái của tôi. Càng nói chuyện lâu, quan sát kỹ, tôi bỗng linh cảm thấy điều đặc biệt không giống khi nói chuyện với những cô học sinh khác đã từng tiếp xúc trong cuộc đời giảng dạy (hiện nay tôi vẫn thỉnh giảng ở một số trường đại học).

– Cháu tên gì? Sao các bạn khác có người nhà đưa đi, cháu lại đi một mình?
– Cháu tên Hoài. Mẹ cháu đang ốm, nằm bệnh viện. Bố cháu phải ở nhà chăm mẹ cháu.
Sau khi tôi khéo hỏi, Hoài đã nói rõ tên mẹ cô.
– Có phải mẹ cháu học ở trường sư phạm Ninh Bình ra không và có mái tóc rất đặc biệt, vừa dày, vừa đẹp, lại rất dài không?
– Đúng vậy. Nhưng sao chú biết ạ?
– Thì chú đoán là như thế, vì từ cháu chú suy ra.

Tôi đã nói với Hoài như vậy để che giấu một tam su buon quá xúc động. Bởi cô bé trước mặt chính là con ruột của tôi. Chuyện xảy ra gần 20 năm về trước… Ngày ấy, trong một lần tôi về công tác ở Ninh Bình, tình cờ gặp rồi trở nên thân thiết với Hà – cô gái vừa tốt ngiệp trung cấp sư phạm tỉnh này đang chờ công tác. Cô đưa tôi về chơi nhà ở thị xã Tam Điệp. Lúc này, bố mẹ cô vào chơi trong miền Nam, đứa em ruột của cô học trên Hà Nội.

Chỉ có một mình cô ở nhà. Và điều gì đến đã đến. Lần ấy, tôi và Hà đã đi đến tận cùng của tình yêu. Khi Hà thông báo đã mang bầu, tôi vừa  vui sướng, vừa lo, vì lúc đó, tôi chỉ mới “ trục trặc” với vợ chứ chưa ly hôn. Sở dĩ điều này chưa diễn ra vì mấy đứa con tôi còn nhỏ, chưa trưởng thành, tôi không muốn tan đàn xẻ nghé. Lại thêm đang đứng đầu cơ quan, việc ly hôn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến uy tín. Tôi yêu Hà chân thành, xuất phát từ trái tim chứ không có ý chơi bời. Nhưng việc cô mang thai đã nằm ngoài ý nghĩ của tôi.

Tôi đã nói Hà cứ từ từ để tôi tính. Còn về trách nhiệm thì tôi không trốn tránh và không có ý khuyên cô phá bỏ cái thai. Nhưng theo ngày tháng, cái thai cứ to dần, trong khi tôi vẫn rối như gà mắc tóc, chưa thể kịp giải quyết thủ tục ly hôn để sống hợp pháp với cô. Bị bạn bè cho rằng tôi là kẻ “lừa tình”, cô đã “dao động” và sau đó,  tuyên bố không cần tôi nữa, sẵn sàng hứng chịu búa rìu dư luận để một mình vượt cạn.

Tôi tìm mọi cách gặp, liên hệ với Hà đều không được. Cô đã chủ động cắt đứt. Thế là từ ngày đó đến nay, sau 18 năm, tôi không một lần gặp lại Hà và cũng chẳng nghe tin tức gì về cô. Nhưng tôi vẫn biết mình để lại mảnh đất Ninh Bình một giọt máu, không rõ là trai hay gái. Và bây giờ, giọt máu ấy chính là cô bé có tên Hoài đang ở trước mặt tôi. Qua nói chuyện, Hoài tỏ ra không biết gì về “gốc gác” của mình. Tôi mừng cho Hà. Vậy là cô có hanh phuc gia dinh, và đã gặp được người đàn ông sẵn sàng che chở cho 2 mẹ con ngay từ khi Hoài còn bé xíu, thậm chí có thể còn chưa chào đời.

Tôi nói Hoài cứ ngồi đợi ở quán nước, tôi sẽ đi taxi về nhà lấy tiền rồi trở lại, đưa cô ra bến ô tô trở về quê. Tôi đã làm đúng như vậy, đưa cô xuống ga Giáp Bát. Lúc về nhà lấy thêm tiền, tôi đã tranh thủ mua cho Hoài chiếc điện thoại mới và nạp luôn tài khoản, còn đưa thêm cho cô 1 triệu nữa. Trước khi ô tô chuyển bánh, tôi dặn Hoài về nhà chỉ nói là gặp một người thầy dạy đại học tốt bụng, ái ngại mà giúp vô tư, coi như đứa con gái gặp nạn.

Thưa các anh chị trong blog tam su. Chắc chắn về nhà, Hoài sẽ kể lại toàn bộ câu chuyện với mẹ và cha dượng. Hà sẽ suy đoán ra tôi. Từ sau lần gặp Hoài, tôi vô cùng day dứt, trỗi dậy nhu cầu muốn gặp lại Hà, muốn nuôi đứa con gái đang rất cần sự chăm sóc của mình vì cha dượng tuy tốt nhưng hạn chế về trình độ, không thể giúp cho việc thi cử của Hoài thành công. Tôi hiện sống tự do vì sau lần ấy, đã ly hôn, các con tôi lại đã trưởng thành nên rất có điều kiện để lo cho Hoài. Tôi có nên xúc tiến điều mong muốn?