Site icon Tổng hợp 24h

Vấn đề răng miệng ở phụ nữ mang thai

Dân gian thường nói “mỗi đứa con một cái răng” – ý nói khi mang thai, răng của người mẹ sẽ bị ảnh hưởng.

Bài biết này nhằm tìm hiểu những bệnh răng miệng thông thường ở phụ nữ mang thai, nguyên nhân cũng như những phương pháp có thể sử dụng để phòng và điều trị.

Những bệnh lý răng miệng thường thấy:
Bệnh sâu răng: trong những tháng đầu tiên khi mang thai, bệnh răng miệng ở sản phụ chưa tăng đáng kể, nguyên nhân thường thấy có thể là do phụ nữ có thai hay nôn và buồn nôn (nhất là từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ và nhất là ở những phụ nữ mang thai lần đầu). Chính điều này làm thay đổi môi trường pH trong khoang miệng, làm xáo trộn khả năng tự bảo vệ khiến dễ phát sinh bệnh lý. Các thay đổi sinh lý khác bao gồm cả sự thay đổi chế độ ăn như thèm ăn một số loại thức ăn đặc biệt, và thường xuyên ăn bữa phụ giữa các bữa ăn chính, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, dễ gây sâu răng. Các thức ăn, thức uống dễ gây sâu răng là đồ ngọt và các nước uống có ga chứa carbonate. Các thức ăn này có thể làm dịu cảm giác buồn nôn, tuy nhiên nguy cơ sâu răng rất cao.

Ảnh minh họa.

Bệnh lý răng miệng ở phụ nữ mang thai: Chuyện nhỏ mà không nhỏ!

Khi mang thai, do chứng ói, ợ chua khá thường gặp, acid từ dạ dày tiếp xúc với men và ngà răng, xói mòn mặt trong các răng cửa và mặt nhai răng hàm.
Trong nước bọt chứa những chất làm chắc men răng, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sâu răng. Trong thời gian mang bầu, lượng nước bọt tiết ra giảm và hậu quả là bị sâu răng. Thêm nữa, ở tháng thứ 5 – 6 (thai nhi ở 24 – 25 tuần tuổi) là thời điểm hệ xương đang hình thành mạnh mẽ. Lượng canxi cần thiết để hình thành xương của trẻ được lấy từ cơ thể của mẹ. Trong máu của người mẹ khi ấy không đủ canxi và cơ thể đòi hỏi phải cung ứng thêm lượng canxi. Các nhà khoa học tin rằng những phụ nữ bị bệnh sâu răng có nguy cơ đẻ non cao gấp 3 lần so với những bà mẹ mang thai có sức khỏe răng miệng tốt. Họ cũng thống kê được rằng, 25% số những phụ nữ bị bệnh sâu răng được điều tra đẻ non trước tuần thứ 35.

Mòn răng: bình thường răng được bảo vệ bởi lớp men răng. Khi mang thai, do chứng ói, ợ chua khá thường gặp, acid từ dạ dày tiếp xúc với men và ngà răng, xói mòn mặt trong các răng cửa và mặt nhai răng hàm. Quá trình mòn răng diễn ra chậm, làm thai phụ ít để ý tuy nhiên rất khó hồi phục, có nguy cơ cao phải nhổ răng. Trong trường hợp mòn đến lộ ngà, thai phụ sẽ cảm giác ê buốt, đặc biệt khi uống nước đá, hay tiếp xúc không khí. Tình trạng này điều trị phục hồi khá phức tạp.
Viêm nướu và nha chu: phụ nữ có thai thường bị viêm nướu, khu trú hoặc toàn thể. Bệnh thường bắt đầu từ tháng thứ hai và tăng dần trong thai kỳ đến tháng thứ 8. Nguyên do những thay đổi nội tiết và mao mạch, làm cho mảng bám vi khuẩn và bệnh nha chu dễ xuất hiện. Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng, sự tích lũy các loại hoóc-môn ở mô nướu ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu ở nướu, hệ thống miễn dịch tại chỗ và phản ứng của nó với vi khuẩn trong mảng bám răng. Những thay đổi về miễn dịch trong suốt thai kỳ có liên quan đến sự giảm số lượng bạch cầu trung tính và hoạt động thực bào, giảm đáp ứng của lympho bào và làm giảm sinh kháng thể. Thai phụ có nguy cơ nhiễm trùng và có mối liên hệ giữa nhiễm trùng vùng miệng với nhiễm trùng toàn thân và ngược lại. Điều cần chú ý hơn cả, bệnh nha chu là một yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ của đẻ non và trẻ sơ sinhnhẹ cân.

Những tình trạng khác:
– U nướu thai nghén: một khối tăng sinh mềm, màu hồng ở nướu. Khối u thường phát triển nhanh trong 3 tháng giữa và nhỏ lại, mất hẳn sau khi sinh.
– Răng lung lay do tình trạng viêm nướu và viêm nha chu, đồng thời có mất khoáng ở xương ổ. Răng sẽ trở lại bình thường sau khi sinh.
Ảnh minh họa.

Điều trị và phòng ngừa?

– Khám răng định kỳ: khi mang thai, thai phụ nên khám răng định kỳ để có thể phát hiện và điều trị kịp thời, tốt nhất mỗi 3 tháng. Nếu phát hiện có vôi răng, nha sĩ có thể lấy sạch vôi răng và mảng bám.
– Vệ sinh răng miệng đúng cách: mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần, sau bữa ăn để giữ vệ sinh răng miệng. Thai phụ nên chọn bàn chải răng mềm vì nướu răng trong thời gian này dễ tổn thương hơn bình thường. Nếu ở giai đoạn ốm nghén, sau mỗi lần bị nôn cần súc miệng lại bằng nước sạch để giảm acid trong miệng. Nếu chải răng gây buồn nôn cho các bà mẹ mang thai, thì có thể đánh nhẹ nhàng sau đó xúc miệng lại bằng dung dịch vệ sinh.

Ở tháng thứ 5 – 6, lượng canxi cần thiết để hình thành xương của trẻ được lấy từ cơ thể của mẹ.
– Trám răng và nhổ răng: nếu chỉ trám răng mà không dùng đến thuốc tê thì không ảnh hưởng nhiều. Răng sâu trong thời kỳ này hoàn toàn có thể và nên được trám sớm để tránh tình trạng sâu răng lan đến tủy gây viêm tủy. Tuy nhiên can thiệp nên nhẹ nhàng, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ vì sự hình thành nhau bám vào tử cung vẫn chưa hoàn toàn chắc. Khi thai được 5 tháng thì có thể can thiệp bình thường. Tuy nhiên, thường trong thời gian mang thai không nên nhổ răng vì có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi. Tuyệt đối hạn chế đến mức thấp nhất chụp X-quang cho thai phụ, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên hình thành cơ quan, bộ khung cho thai, vì có thể làm xáo trộn trong quá trình hình thành bào quan. Nếu phải dùng thuốc, không được tự ý dùng thuốc, phải theo chỉ định của thầy thuốc để đảm bảo thuốc tương đối an toàn cho thai.
– Chế độ ăn uống: ăn thực phẩm giàu vitamin C, B12, canxi… và hạn chế ăn đồ ngọt, đồ có ga.

Exit mobile version