Trang facebook “Cần sa y tế” chia sẻ thông tin chữa bách bệnh từ cần sa
1006 views

Tự nhận là nơi “giúp đỡ các bác sỹ, bệnh nhân đang tìm kiếm giải pháp trị liệu nhờ vào cây cần sa”, một trang mạng xã hội mang tên “Cần sa y tế” đang ngang nhiên truyền bá, dẫn dụ mọi người đến các địa chỉ rao bán dầu cần sa. Sản phẩm này được rêu rao như “thần dược”, giúp điều trị bệnh từ đơn giản đến phức tạp, từ dị ứng đến ung thư, thậm chí giúp thai nhi hoạt bát, vui tươi ngay từ trong bụng mẹ(?!). Thực hư thông tin này đến đâu, liệu “cần sa y tế” có tác dụng thần kỳ như quảng cáo? PV đã trực tiếp thâm nhập để biết thực hư.

Chữa từ vảy nến đến u não?

Không một dòng giới thiệu về người quản trị, địa chỉ, thông tin cá nhân, nhưng facebook này lại có đến gần 9.000 lượt theo dõi. Trên trang này, “chủ nhân” liên tục quảng cáo về khả năng diệu kỳ của “cần sa y tế”, giúp chữa các bệnh vảy nến, ung thư…

Thậm chí, trang này còn dẫn lời một bác sỹ có tên Dreher nghiên cứu về “tác dụng” của loại chất này với cả người mang thai để… làm bằng. Theo đó, nghiên cứu 24 đứa trẻ Jamaica được sinh ra bởi những người mẹ sử dụng cần sa thường xuyên và 20 đứa trẻ có mẹ là người không sử dụng cần sa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có bất kỳ dấu hiệu có hại nào tác động lên những đứa bé có mẹ sử dụng cần sa thường xuyên, ngược lại, chúng giỏi và khéo léo hơn(?!).

>>> Xem thêm vps tại đây!

Ông trùm cần sa đối nhau 'chan chát' với PV trên web bán hàng

Trang facebook “Cần sa y tế” chia sẻ thông tin chữa bách bệnh từ cần sa.

Để tăng tính thuyết phục, vị bác sỹ trên còn được giới thiệu là chuyên gia có hơn 40 năm nghiên cứu về cần sa, sự ảnh hưởng của cần sa đối với phụ nữ mang thai và bào thai. Sau nhiều năm sống ở miền quê, quan sát những người phụ nữ mang thai thường xuyên sử dụng cần sa, bà thấy rằng những đứa trẻ được sinh ra bởi các bà mẹ sử dụng cần sa sẽ vui tươi hơn những đứa trẻ thông thường. Chúng có khả năng thích nghi tốt hơn, miễn dịch hơn những đứa trẻ thông thường khác?

Theo tìm hiểu của PV, trang facebook này tuy không quảng cáo buôn bán công khai “cần sa y tế” nhưng lại thường xuyên dẫn các bài phân tích, quảng cáo về tác dụng của cần sa, dạy cách chiết xuất cần sa, làm tinh dầu cây cần sa của một trang web có địa chỉ www.cannabisvietnam.org. Rồi thì giới thiệu, “cần sa y tế” là loại dầu được chiết xuất từ cây cần sa.

Lần theo những đường link trên, PV thấy, phần lớn trang web chỉ dẫn thông tin về các bài viết có liên quan đến hoạt động truyền bá, quảng cáo tác dụng của cần sa.

Ngoài ra, là những bài chia sẻ của các cá nhân ở nước ngoài về công dụng, cũng như cách chiết xuất. Đa phần họ đều được giới thiệu là chuyên gia lớn trong các lĩnh vực đầu ngành về y tế , hoặc những người bệnh đã từng “kinh qua” cơn bạo bệnh, thập tử nhất sinh được thần dược “cần sa” lôi về từ cõi tử.

Thậm chí, trang facebook còn dẫn các bài quảng cáo từ ten mien của một số bệnh viện trên địa phận Việt Nam để đánh giá về tác dụng của loại “cực dược” này. Tuy nhiên, khi chúng tôi click vào các link dẫn này thì hoàn toàn không có bài quảng cáo trên trang web của bệnh viện về loại chất cấm kể trên.

Trong vai một khách hàng đang tìm hiểu về “cần sa y tế”, PV đã trực tiếp trao đổi với quản trị trang này bằng giọng điệu đầy thương cảm: “Mẹ bạn mình bị bệnh u não. Hiện giờ bạn ấy không giữ được bình tĩnh nên mình không dám hỏi tình hình như thế nào. Mình chỉ biết là bệnh u não. Cần sa y tế có chữa được không bạn?”. Ngay lập tức, “chủ nhân” trang facebook này trả lời chắc như đinh đóng cột: “Chắc chắn là được bạn ạ”.

Chúng tôi thắc mắc, làm sao có được “cần sa y tế”, quản trị (admin) của trang này “khuyên” tôi tốt nhất nên “tự trồng” và “tự chiết xuất” từ vườn nhà. Tôi phân trần, điều đó là không thể và nhờ người này giới thiệu giúp tôi chỗ mua. Ngay sau đó, người này đánh dấu những địa chỉ facebook rao bán dầu chiết xuất từ cần sa và giới thiệu tôi liên hệ để trao đổi.

>>> Xem thêm hosting tại đây!

Viễn cảnh thả vịt trời ra… đuổi

Qua lời dẫn dụ của người quản trị, chúng tôi tiếp tục liên lạc với các đối tượng rao bán loại chất được cho là “cần sa y tế” để tìm hiểu thực hư. Người này cho biết, hiện đang ở Czech (Cộng hòa Séc). Chúng tôi đã liên lạc với người rao bán sản phẩm và được “giao hẹn”, điều đầu tiên là về phương thức thanh toán.

“Dầu chiết xuất từ cần sa mình bán giá 60 USD/1g. Giao dịch trực tiếp cho các bạn ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, các bạn biết là ở Việt Nam chưa hợp pháp nên mình sẽ có người nhận tiền trước sau đó sẽ đưa tận tay các bạn”, người này nói.

Người này cũng không quên cảnh báo: “Không trao đổi tay đôi để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra cho người giúp mình giao dầu cho các bạn. Giao dịch qua các dịch vụ chuyển phát nhanh mình cũng cần nhận tiền trước và ship (chuyển hàng-PV) dầu sau”. Người này khẳng định, khách hàng phải đặt hàng trước để có kế hoạch chuyển hàng về nước!

Để tìm hiểu rõ hơn về hình thức quảng cáo này, PV đã nhờ một chuyên gia về công nghệ thông tin (không tiện nêu tên) tiến hành các thao tác kiểm tra nguồn gốc của trang web thường được dẫn nguồn quảng cáo cho chất cần sa này.

Theo đó, địa chỉ tên miền “cannabisvietnam.org” kể trên hoàn toàn không được Register tại Việt Nam. Theo chuyên gia này, đây là hình thức nhằm trốn phép trên lãnh thổ Việt Nam. Nói một cách đúng hơn, đây là trang web chui được Register tại nước ngoài, nhưng sử dụng ngôn ngữ và hướng tới đối tượng chủ yếu là người Việt Nam nhằm quảng cáo về chất cần sa.

Trong khi đó, ông Nguyễn Huy Quang – Vụ trưởng vụ Pháp chế (bộ Y tế) nhấn mạnh: “Chưa cần bàn đến những vấn đề khác nhưng ngay tên gọi của trang face- book “Cần sa y tế” đã có vấn đề dễ gây hiểu lầm cho người dân”. Theo ông Quang, cần sa hay thuốc phiện đều là các loại cây làm nên các chất gây nghiện và tâm thần.

“Cây cần sa hiện ở Việt Nam cấm trồng nhưng trang mạng này lại gắn thêm chữ “y tế” vào sau từ “cần sa” để gây sự mập mờ cho cộng đồng. Như vậy, có thể nói trang facebook này đã vi phạm một lúc 3 luật: Luật Phòng chống ma túy, luật Dược và luật Khám, chữa bệnh”, ông nói.

Để làm rõ thực hư tác dụng “thần dược” của “cần sa y tế” như lời quảng cáo, PV báo ĐS&PL đã liên lạc với cục Quản lý khám, chữa bệnh (bộ Y tế). Trao đổi với PV, Phó cục trưởng Nguyễn Trọng Khoa khẳng định:

“Không một dòng thông tin nào về người quản trị được giới thiệu. Nhóm này không có một chút kiến thức nào về y tế, đưa tin làm sao có thể đúng? Các trang khoa học nghiêm túc của thế giới đều có địa điểm, địa chỉ trụ sở, thành viên đàng hoàng chứ không thể thiết kế, hoạt động như trên. Đây có thể là một nhóm muốn “câu” tài trợ, truyền bá sử dụng cần sa trái phép”.

Theo ông Khoa, cần sa là một dạng ma túy, là chất cấm ở Việt Nam. Người bị bệnh ung thư ở giai đoạn cuối, giai đoạn chăm sóc giảm nhẹ có thể cần các thuốc giảm đau dạng như vậy. Tuy nhiên, các loại này không phải để chữa bệnh ung thư. “Các bệnh này đều có thuốc chính thống và được chiết xuất đàng hoàng, lưu hành theo hệ thống dược quốc tế chứ không thể dùng tùy tiện được”, ông nhấn mạnh.

“Tôi sẽ báo các cơ quan chức năng kiểm tra!”

Ông trùm cần sa đối nhau 'chan chát' với PV trên web bán hàng

Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó cục trưởng cục Quản lý khám, chữa bệnh (bộ Y tế).

Phó cục trưởng cục Quản lý khám, chữa bệnh (bộ Y tế) Nguyễn Trọng Khoa khẳng định: “Trang này là trang tự tạo và có nguồn gốc từ nước ngoài. Tôi sẽ báo cáo với Cục và các cơ quan chức năng khác kiểm tra, cần có cảnh báo cho người dân. Theo luật Khám, chữa bệnh, bất kể phương pháp chữa bệnh nào, dùng thuốc hay không dùng thuốc đều phải được bộ Y tế thừa nhận và cho phép. Mọi thông tin y tế, người dân cần tìm đến nguồn chính thống, còn các thông tin ở facebook trên và cả trang web mà face này dẫn đến làm sao có thể tin”.

"Thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn đáng tin cậy và nên chỉ sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo đáng tin, không nên lạm dụng để vi phạm các quy định pháp luật."