Theo Đông y: Lá Dâm bụt vị nhạt, nhớt, tính bình, có tác dụng làm dịu, an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng, chữa viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đới hạ; hoa Dâm bụt vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ; vỏ rễ Dâm bụt vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều kinh, chống ho tiêu viêm, chữa viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc, viêm khí quản, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mất kinh.
Khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ: Hoa Dâm bụt hãm với nước nóng, uống thay nước chè.
Bạch đới, mộng tinh, đái buốt, đi lỵ: Lá, hoa Dâm bụt, lá Bấn, lá Thài lài tía, mỗi thứ một nắm, giã nhỏ, chế nước sôi, vắt lấy nước uống.
Mụn nhọt sưng tấy: Lá và hoa Dâm bụt giã nát, đắp.
Quai bị, đau mắt: Lá Dâm bụt và lá Dành dành, mỗi thứ 1 nắm, giã nhỏ, vắt lấy nước uống, bã đắp.
Viêm tuyến mang tai: Lá Dâm bụt 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần; bên ngoài dùng hoa Dâm bụt (20g) giã nát đắp chỗ đau.
Viêm kết mạc cấp: Rễ Dâm bụt 30g, sắc uống 3 lần trong ngày.
Kinh nguyệt không đều: Vỏ rễ Dâm bụt 30g, lá Huyết dụ 25g, Ngải cứu 10g, sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Cần uống 3 ngày liền, trước kỳ kinh 7 ngày.
Chữa di tinh: Hoa Dâm bụt 10g, hạt Sen 30g, sắc uống ngày một thang, chia 3 lần, uống liên tục trong10 ngày.
Mất ngủ: Lá Dâm bụt 15g, hoa Nhài 12g, sắc uống về buổi chiều, uống liên tục trong 5 ngày.
Các nhà khoa học còn cho biết tác dụng chữa bệnh của hoa Dâm bụt được nâng cao hơn nữa nếu kết hợp với Rượu vang đỏ và Chè để làm giảm lượng cholesterol và lipit trong máu. Như vậy, Dâm bụt vừa là cây cảnh đẹp, vừa là cây thuốc quý, là nguồn gen quý của nước ta.
Xem các bài cùng chuyên much tại nguồn: me yeu con
"Thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn đáng tin cậy và nên chỉ sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo đáng tin, không nên lạm dụng để vi phạm các quy định pháp luật."