Những điều đang làm suy yếu báo chí
967 views
Nếu internet đã làm thay đổi thói quen đọc báo giấy thì nạn xâm phạm bản quyền có thể làm mất khả năng sinh tồn của một tờ báo.

Điều gì đang làm suy yếu báo chí?

Hành lang pháp lý chưa đủ chặt chẽ và thiếu tính răn đe khiến các tổ chức báo chí khó được

bảo vệ trước các hoạt động cạnh tranh thiếu lành mạnh – Ảnh: Mộc Hương

Ngày nay, chỉ cần có tài khoản trên mạng xã hội, một ngày bạn có thể “bị” kết nối tới hàng chục trang tin, đường dẫnnhững bài viết có tiêu đề vô cùng hấp dẫn hoặc giật gân, thậm chí tới mức phi đạo đức.

>>> Xem thêm mua hosting tại đây!

Những bài viết này đương nhiên thuộc về những trang tin tức không chính thống và đa số được cắt xén, biên tập, đặt lại tít từ bài viết trên các trang báo chính thức. Bằng các thủ thuật kinh doanh khác nhau, bài viết trên các trang tin này đang được quảng bá nhiều lần hơn các tác phẩm gốc.

Trong khi chủ các trang tin tổng hợp có thể vô tình hay hữu ý xâm phạm bản quyền để phục vụ lợi ích cá nhân thì các báo điện tử gần như phải “sống chung với lũ” cùng vấn nạn này. Hành lang pháp lý chưa đủ chặt chẽ và thiếu tính răn đe khiến các tổ chức báo chí chính thống khó có thể vận dụng khi cần tự bảo vệ hoặc yêu cầu được bảo vệ trước những hoạt động cạnh tranh thiếu lành mạnh.

Từ các luật chuyên ngành như: Luật Báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Công nghệ thông tin, Luật Cạnh tranh đến các luật chung khác như Luật Dân sự, Luật Hình sự đều cho thấy khả năng các tổ chức báo chí được bảo vệ khi xảy ra các vấn đề xâm phạm lợi ích là chưa thỏa đáng.

Các khung hình phạt hành chính với hành vi xâm phạm bản quyền hiện tại quá thấp không đủ răn đe. Mức phạt tối đa 20.000.000 đồng/cá nhân có thể khiến bên vi phạm chấp nhận nộp phạt và… tiếp tục xâm phạm bản quyền vì lợi nhuận lớn hơn nhiều lần mức phạt.

Các thủ tục khởi kiện dân sự thì phiền toái và thời gian thụ lý quá dài. Thời gian thụ lý trung bình của một vụ án dân sự tại Việt Nam là 6 -10 tháng.

Nếu trông chờ vào Bộ luật Hình sự với mức phạt tiền tối đa là 500 triệu đồng và phạt tù tới 2 năm như một biện pháp mạnh có khả năng làm giảm vấn nạn này thì thực tế lại cho thấy những thông tin đáng buồn. Kể từ lần sửa đổi bổ sung cuối năm 2009 đến nay chưa có vụ án nào được xử lý áp dụng Điều 170 về tội xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan.

Ngoài ra, việc truy tìm các chủ thể xâm phạm cũng rất khó khăn vì việc xác thực nhân thân của người đứng tên trang tin, chủ sở hữu tên miền nhiều khi còn nan giải hơn cả việc chứng minh hành vi vi phạm.

So sánh với Hoa Kỳ và một số nước trong khu vực Asean, có thể thấy, mức phạt xâm phạm quyền tác giả tại Mỹ tối đa là 2.500 USD, mức phạt tù tối đa là 1 năm; tương tự, Singapore là 10.000 đô la Sing, phạt tù 5 năm; Thái Lan là 400.000 bạt (tương đương 2,5 tỷ đồng) phạt tù 2 năm; Trung Quốc là 100.000 nhân dân tệ (tương đương 3,5 tỷ đồng) và phạt tù 7 năm. Xin lưu ý là các mức phạt trên chưa bao gồm yêu cầu bồi thường thiệt hại của bên vi phạm (bên thua kiện có thể phải bồi thường cả triệu USD).

Mỗi năm, Tòa án Mỹ xử lý khoảng gần 500 vụ kiện về quyền tác giả, Trung Quốc khoảng 500 vụ, Thái Lan khoảng 200 vụ và Singapore là 50 vụ. Đặc biệt, các quốc gia này đều có Tòa chuyên trách để xử lý các vụ việc liên quan đến sở hữu trí tuệ.

>>> Xem thêm vps tại đây!

So sánh với thế giới để thấy Việt Nam giảm thiểu vấn nạn xâm phạm bản quyền cần nỗ lực xây dựng một khung pháp lý đủ mạnh. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi, các tòa báo nên tự tìm cách bảo vệ mình và đối phó với các nạn xâm phạm quyền tác giả trước khi chấp nhận đóng cửa vì thua lỗ hoặc liên tiếp giảm lợi nhuận.

Trước tiên cần thay đổi quan niệm “vô phúc đáo tụng đình”, tâm lý ngại tham gia kiện tụng bởi nó chỉ khiến các bên vi phạm lộng hành mạnh mẽ hơn, các thẩm phán cũng vì thế mà càng ít kinh nghiệm hơn trong xét xử.

Ngoài ra, các tòa báo cần sử dụng tiếng nói chung từ các hiệp hội báo chí, liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức báo chí để cùng chống lại hành vi xâm phạm bản quyền và cô lập các bên vi phạm. Quan trọng hơn, các báo phải tự đặt ra nguyên tắc nội bộ để chống lại hành vi sao chép và đạo văn. Bởi hiện nay, vấn nạn báo chí đăng lại tin bài của nhau vẫn đang gây nhiều tranh cãi.

Ở các quốc gia phát triển, hàng năm đều có các báo cáo chỉ ra con số thiệt hại do nạn xâm phạm bản quyền. Nếu các tòa soạn đánh giá đúng mức độ thiệt hại này, họ sẽ phải tự xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp để ngăn chặn.

"Thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn đáng tin cậy và nên chỉ sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo đáng tin, không nên lạm dụng để vi phạm các quy định pháp luật."