Facebook được rất nhiều công ty nhòm ngó từ ngày mới khởi nghiệp – Ảnh chụp màn hình
Theo Business Insider, Zuckerberg đã từ chối tất cả các lời dạm hỏi và tiếp tục con đường của mình, giúp Facebook có thể đạt được 1,5 tỉ người sử dụng, trở thành mạng xã hội lớn nhất hiện nay.
Trong cuốn tự truyện The Facebook Effect được David Kirkpatrick kể lại về quá trình thành lập công ty cho thấy sức hấp dẫn của Facebook ra sao khi họ mới chỉ bắt đầu khởi nghiệp.
>>> Xem thêm hosting tại đây!
Tháng 6.2004, được hỏi mua với giá 10 triệu USD
Facebook với tên miền lúc đó là TheFacebook.com bắt đầu đi vào hoạt động trong tháng 2.2004. Chỉ 4 tháng sau, một nhà tài chính giấu tên ở New York đã đưa ra lời đề nghị hỏi mua lại đến Mark Zuckerberg với giá 10 triệu USD. Thế nhưng, ông chủ 20 tuổi của Facebook đã không một chút suy nghĩ để đưa ra lời từ chối.
Friendster cũng cố gắng mua Facebook
Theo một số tài liệu từ Business Insider, Friendster là một trong những công ty sớm hỏi mua Facebook. Nhưng thỏa thuận đã chưa bao giờ xảy ra khi mà Facebook ngày càng trở nên lớn mạnh, trong khi Friendster không thể đủ tiềm năng để thâu tóm công ty.
Được Google để ý vào hè 2004
Mark và người bạn cùng phòng ký túc xá của mình thuê một căn phòng ở Palo Alto trong mùa hè năm 2004. Không lâu sau đó một vài giám đốc điều hành của Google đã đến tiếp xúc và tìm cách để có thể tạo mối quan hệ đối tác hoặc thậm chí là mua lại TheFacebook.
Facebook hiện nay là mạng xã hội lớn nhất trên toàn cầu – Ảnh: AFP
Viacom hỏi mua với giá 75 triệu USD
Trong suốt mùa xuân năm 2005, Facebook (vẫn còn là TheFacebook) tiết lộ với The Washington Post về một khoản tiền trị giá 75 triệu USD từ Viacom để mua lại công ty, trong đó Mark sẽ kiếm được 35 triệu USD trong giao dịch. Tuy nhiên, chủ tịch Facebook là Sean Parker đã mặc cả số tiền cao hơn để cuối cùng thỏa thuận đi vào thất bại.
>>> Xem thêm ten mien tại đây!
MySpace từng muốn sở hữu
Mùa xuân năm 2005, CEO MySpace là Chris DeWolfe đã thăm Mark và nhóm của ông để đưa ra lời đề nghị hỏi mua lại TheFacebook.
Mark, chủ tịch Sean Parker và cố vấn Matt Cohler đã gặp Chris, nhưng bởi vì họ chỉ đơn giản là muốn biết Chris là người như thế nào cũng như tìm hiểu đôi chút về MySpace.
News Corp cũng có ý tưởng tương tự
Vào tháng 1.2006, ông chủ Ross Levinsohn của News Corp, lúc đó mới sở hữu MySpace, đã bay đến Los Angeles để gặp Mark Zuckerberg và một trong số các cố vấn hàng đầu là Matt Cohler với mục tiêu hỏi mua TheFacebook, nhưng ông lo lắng TheFacebook không theo kịp sự phát triển của hãng.
Mark nói trong The FaceBook Effert rằng: “Có một sự khác biệt giữa một công ty ở Los Angeles và một công ty ở Silicon Valley”.
Viacom quay lại vào mùa thu năm 2005
Viacom đã không từ bỏ Facebook khi họ thấy rằng khán giả của MTV đã dành nhiều thời gian trên trang web của Zuckerberg.
Khi Mark bay tới New York để gặp gỡ Giám đốc điều hành Tom Freston, người điều hành của MTV đã cố gắng tạo ra mối quan hệ giữa MTV và Facebook, tuy nhiên Mark đã không quan tâm đến thương vụ.
NBC cũng muốn thâu tóm
Kirkpatrick không cung cấp nhiều chi tiết về kế hoạch này, nhưng dường như NBC cũng đã không thể đạt được thỏa thuận với Facebook vào năm 2005.
Viacom đưa ra thỏa thuận cuối cùng vào năm 2006
Đầu năm 2006, ông chủ MTV là Michael Wolf đã ra lời đề nghị cuối cùng dành cho Facebook, và Zuckerberg đã ra giá 2 tỉ USD cho công ty của mình.
Một vài tuần sau đó, Viacom gửi lời đề nghị trị giá 1,5 tỉ USD để mua lại Facebook, trong đó có 800 triệu USD tiền mặt, số còn lại được thanh toán sau.
Theo The Facebook Effect, Facebook gần như đã chấp nhận bán, nhưng công ty này muốn có một khoản trả trước lớn hơn. CFO của Viacom đã rất lo lắng về việc phải trả quá nhiều cho một công ty có doanh thu nhỏ như vậy. Sau đó thỏa thuận tan vỡ, và Viacom đã không bao giờ quay trở lại thương vụ.
Yahoo quyết có Facebook
Vào mùa hè năm 2006, Yahoo đã quyết định chi cho Facebook khoản tiền 1 tỉ USD, điều này nhanh chóng nhận được sự đồng thuận của các nhà đầu tư Facebook cũng như điều hành của hãng.
Nhưng ở thời điểm đó Facebook sắp ra mắt News Feed, và nếu nó được bán đi, Mark Zuckerberg cũng muốn công ty có giá trị hơn 1 tỉ USD.
Tuy nhiên, ở thời điểm đó Yahoo đã giảm số tiền hỏi mua xuống còn 850 triệu USD sau khi công ty này công bố lợi nhuận quý 2 sụt giảm nghiêm trọng. Hội đồng quản trị Facebook đã mất 10 phút để bác bỏ đề nghị giảm giá này.
AOL cũng nhắm vào Facebook trong năm 2006
Giám đốc điều hành AOL Jonathan Miller đã quyết định kế hoạch muốn thâu tóm Facebook vào giữa năm 2006. Ông thậm chí còn thuyết phục CEO Anne Moore của Time Inc tham gia thỏa thuận. Theo đó, AOL sẽ bán MapQuest và Tegic, còn Time Inc sẽ bán IPC. Kết hợp lại họ sẽ chồng đủ số tiền 1 tỉ USD để thâu tóm Facebook.
Tuy nhiên, CEO Time Warner (công ty mẹ AOL) là Jeff Bewkes đã loại bỏ ý tưởng này.
Yahoo trở lại vào mùa thu năm 2006
Vào mùa thu năm 2006, Yahoo đã trở lại thương vụ mua Facebook với lời đề nghị chi trả 1 tỉ USD hoặc cao hơn. Nhưng khi đó Facebook đã mở trang web đến đối tượng người dùng ngoài sinh viên đại học và trung học, đạt con số Register tăng từ 20.000 đến 50.000 tài khoản mới mỗi ngày. Đó là nguyên nhân khiến Facebook không còn thích thú với thỏa thuận trị giá 1 tỉ USD của Yahoo.
Yahoo từng nhiều lần có ý định mua lại Facebook nhưng bất thành – Ảnh: AFP
Tim Armstrong thuyết phục hội đồng quản trị Google mua lại Facebook
Vào mùa thu năm 2007, nhân viên phụ trách mảng quảng cáo hàng đầu của Google là Tim Armstrong đã thuyết phục hội đồng quản trị công ty để cho anh ta theo đuổi một thỏa thuận, trong đó Google sẽ phục vụ phụ trách bộ phận quảng cáo quốc tế cho Facebook.
Hội đồng quản trị Google đã không chấp nhận thỏa thuận, nhưng rõ ràng nếu mức đề nghị đầu tư vào Facebook có giá 1,5 tỉ USD hoàn tất sẽ tái định hình công ty Mark Zuckerberg mãi mãi.
Sự quan tâm từ Microsoft
CEO Microsoft là Steve Ballmer đã đề nghị mua lại Facebook vào năm 2007. Steve biết Mark sẽ không bao giờ từ bỏ quyền kiểm soát Facebook, do đó ông đã đưa ra một thỏa thuận mua lại Hoffman-LaRoche của Genentech.
Kirkpatrick giải thích rằng, Microsoft sẽ có một cổ phần nhỏ trong Facebook khi công ty này có định giá 15 tỉ USD. Sau đó, Microsoft sẽ có lựa chọn sau mỗi tháng mua thêm 5% cổ phần Facebook. Để tiếp quản hoàn toàn, công ty này sẽ mất từ 5 đến 7 năm.
Việc mua lại không bao giờ xảy ra, nhưng Microsoft đã mua 1,6% Facebook với mức giá khoảng 250 triệu USD. Đó là thỏa thuận khi Facebook được định giá 15 tỉ USD. Và thỏa thuận quy định rằng Facebook sẽ phải thông báo cho Microsoft nếu họ nhận được một lời đề nghị mua lại từ Google.
"Thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn đáng tin cậy và nên chỉ sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo đáng tin, không nên lạm dụng để vi phạm các quy định pháp luật."