Vài gợi ý giúp bé tập bò
Khi tre 7 thang tuoi , 8 tháng, bạn nên cho trẻ tập bò. Trước tiên, hãy để trẻ tập bò trên giường và đặt đồ chơi mà trẻ thích lên phía trước, cự li gần để khuyến khích trẻ trườn đến lấy. Sau đó, hãy đặt trẻ ở tư thế bò, nếu trẻ không biết dùng lực để bò thì người lớn có thể giữ chân trẻ chuyển động về phía trước từng tí, từng tí một, dần dần giúp trẻ nắm được đồ vật.
Khi trẻ 7 tháng tuổi- tre 8 thang tuoi đã quen với các thao tác bò, bạn có thể cho trẻ xuống sàn nhà để tập bò vì không gian trên giường đã trở nên nhỏ bé. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo an toàn cho bé:
-Hãy bao bọc tất cả các ổ cắm điện, đặt các vật bọc mềm quanh cạnh bàn sắc, khóa các ngăn kéo. Đảm bảo rằng, các đồ đạc trong nhà vững chắc, ví dụ: kệ sách nên được bắt vít vào tường và dây kéo rèm cửa nên để ngoài tầm với của trẻ. Tất cả các loại: cúc áo, tiền xu, viên bi và những vật nhọn linh tinh khác đểu chắc chắn không có trong phòng bé tập bò để đảm bảo an toàn cho trẻ.
-Dùng các mảnh ghép sàn nhà để giúp cho trẻ tập bò an toàn hơn và không gây xây xát cho chân và tay trẻ. Chỉ cần tạo cơ hội cho bé luyện tập, bé sẽ biết bò rất nhanh.
Trẻ biết bò là dấu mốc đáng nhớ và khá quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ.Những năm tháng đầu đời rất quan trọng vì thế mẹ cần theo sát và xem trẻ có phát triển bình thường hay không.
Xác định thời điểm:
Khoảng trẻ 6 tháng tuổi -8 tháng tuổi, nhiều bé bắt đầu tập bò trên sàn nhà để lấy được đồ vật yêu thích. Lúc này, bàn tay và đầu gối của bé di chuyển linh hoạt, trợ giúp cho quá trình học bò.
Thời gian học bò còn phụ thuộc vào quá trình tập đi hoặc ít nhất là biết đứng vững trên hai chân của bé.
Tập cho bé nằm sấp
Kỹ năng học bò được củng cố khi bạn dành thời gian để bé nằm sấp trên sàn nhà. Hãy đặt món đồ chơi thú vị trước mặt của bé để buộc bé phải trườn người tới. Kê thêm một chiếc gối hình mẩu xương dành cho những chú cún (hoặc chiếc khăn tắm được cuộn lại) dưới ngực của bé khi bé nằm sấp. Bạn cũng có thể dùng tay đẩy chân của bé, tạo đà cho bé học bò.
Cho bé bắt chước
Luyện tập thể chất là cách giúp bé học bò hiệu quả. Tuy nhiên, dạy bé theo kiểu sao chép cũng mang lại nhiều lợi ích. Khi hai mẹ con ngồi chơi trên sàn nhà, bạn có thể mời một bé lớn hơn (đã bò thành thạo) làm mẫu cho bé. Nhìn thấy bé khác bò là niềm yêu thích bắt chước trong bé sẽ trỗi dậy.
Ngoài ra, có thể gợi ý để chồng bạn cùng hỗ trợ. Một người đối diện với bé trong khi người khác ở phía sau, giúp bé di chuyển tay và chân, giống như đang bò. Cần thao tác chậm và nhẹ nhàng, khi bé không muốn thì đừng cố ép buộc.
Bé thích bò tới – lui
Nhiều cha mẹ lo lắng khi thấy bé nhà mình lúc đầu bò theo một hướng, rồi sau đó, theo hướng khác, có bé còn thích bò ngược (bò lùi). Cha mẹ sợ khi bé bò ngược thì khả năng vận động sẽ kém hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định, không có gì cần lo khi bé thích bò theo cách “ngược đời”. Nếu bé thích bò giật lùi, bạn cứ để bé được thoải mái. Mỗi bé khác nhau có cách bò khác nhau. Khả năng bò ở bé sẽ tốt hơn khi bé đã quen.
Lợi ích của học bò
Bé biết cách cân bằng trọng lượng, giữa vững cơ thể ở nhiều vị trí khác nhau. Học bò còn giúp bé phát triển cơ bắp, phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ. Nó còn khiến cơ cổ và bả vai chắc khoẻ; nhờ thế, bé dễ dàng nâng đầu của mình.
Khi bé không biết bò
Bò không phải kỹ năng được đánh dấu quan trọng trên biểu đồ tăng trưởng của bé vì nó không phải cột mốc chính. Bé không biết bò hầu như không có liên quan đến thể chất và trí tuệ.
Thực tế, có nhiều bé không bao giờ bò. Điều đó cũng không cần quá lo. Đơn giản là bé thích “nhảy cóc” qua giai đoạn này, tiến thẳng tới giai đoạn học đi.
Mẹ cần biết:
Bò là một hoạt động toàn thân rất tốt và cũng là sự tập luyện đối với trẻ nhỏ. Bò có thể thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của các cơ quan trong cơ thể, làm cho tứ chi linh hoạt, nhịp nhàng.
Những phát triển quan trọng
Con bạn biết bò khi nào?
Trước khi biết bò, bé sẽ có những phản xạ rất tự nhiên, ví dụ: khi bạn cù vào lòng bàn tay bé, những ngón tay của bé sẽ cụp vào quanh ngón tay của bạn và chân bé đạp tung ra khi giật mình, hoặc vung vẩy khi có tiếng ồn.
Từ khi bé biết ngồi thẳng, bé phát triển nhanh chóng và bắt đầu hành trình khám phá thế giới xung quanh. Đồng thời, xuất hiện hai phản xạ mới, đó là: phản xạ nghiêng về một phía, khiến cho bé lảo đảo trong lúc ngồi; phản xạ “nhảy dù”, khiến bé với lên và níu lấy vật nào đó để làm đệm. Cả hai đều hữu ích khi bé bắt đầu tập di chuyển. Động tác bò cũng tương ứng với khả năng nhận diện vật ở xa.
Trẻ biết bò, phạm vi hoạt động sẽ rộng hơn và có thể nhận biết được môi trường xung quanh tốt hơn, làm cho các cơ quan như thính giác, thị giác, xúc giác… phát triển mạnh, thúc đẩy não phát triển thêm bước nữa.
Chú ý
Nếu con bạn biết bò trễ hoặc chưa biết bò, đừng lo lắng, vì “một số em bé biết bò chậm, có thể do tập trung vào việc học nói trước”. Ngoài ra, có những trẻ khác bỏ qua việc bò mà phát triển từ ngồi, tập đứng và tập đi luôn.
Tuy nhiên, có một số bé không biết bò do cha mẹ đặt bé nằm ngửa gần như cả ngày từ khi mới sinh và bé không có dịp để luyện tập cho cơ bụng của mình. Các bé sẽ gặp khó khăn trong việc nắm vững những cử động cần thiết để bò.
Hãy nhớ đặt bé ở mọi tư thế để bé phát triển đều đặn các cơ bắp, giúp ích cho việc vận động. Theo các bác sĩ, nên đặt trẻ nằm sấp mỗi khi bạn ở gần trẻ. Nếu con bạn không thích, hãy đặt bé nằm sấp vài lần/ngày, mỗi lần vài phút và tăng thời lượng dần lên. Và nếu bé vẫn không bò, bạn cũng đừng lo lắng quá, vì không có căn cứ nào cho thấy: những em bé chậm biết bò, bỏ qua giai đoạn bò có sức khỏe cơ bắp yếu hơn, hoặc các vấn đề khác liên quan đến tăng trưởng toàn diện của bé
Xem thêm: