Site icon Tổng hợp 24h

Đằng sau sự thật người bán phở bị khởi tố

Theo các chuyên gia, các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ phải thay đổi tư duy quản lý, trên cơ sở triệt để tôn trọng, bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân, quản lý theo kết quả thực hiện, theo mục tiêu cần đạt được chứ không nên câu nệ quy trình, thủ tục như lâu nay. Kể cả khi người dân có dấu hiệu vi phạm, thì tư duy là phải thúc đẩy, hỗ trợ, hướng dẫn để đạt mục tiêu quản lý, thay vì cố gắng tìm chỗ để phạt.

Đây cũng chính là tinh thần của Chính phủ tại Nghị quyết 19 khi yêu cầu cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh theo thông lệ quốc tế, chuyển mạnh sang hậu kiểm; bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan hành chính nhà nước…

Không phải ngẫu nhiên mà người dân có thiện cảm đến thế với cách hành xử của các chiến sĩ cảnh sát giao thông tại một địa phương miền Trung: Khi người tham gia giao thông có thể vi phạm thì cảnh sát giao thông không “chăm chăm” xử phạt mà hướng dẫn để người dân không vi phạm nữa…

Sự kiện “khởi tố người bán phở” có lẽ không còn là chuyện của cá nhân mà đã trở thành chuyện của 3,6 triệu hộ kinh doanh cá thể trong cả nước. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết “tập trung cải cách hành chính, tạo mọi thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp” và ông sẽ có cuộc gặp lắng nghe doanh nghiệp vào ngày 29/4 tới đây. Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng đang được xây dựng và qua đó, Chính phủ muốn khơi dậy tiềm năng phát triển của hàng triệu hộ kinh doanh tham gia vào khu vực doanh nghiệp này.
Việc một chủ cửa hàng cà phê, ăn sáng, cơm trưa văn phòng tại TP Hồ Chí Minh bị khởi tố hình sự chỉ vì chậm Register kinh doanh đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và cả của hàng triệu hộ kinh doanh cá thể trên cả nước.

Nhiều ý kiến luật sư, chuyên gia cho rằng cách hành xử của cơ quan công quyền trong trường hợp này là không phù hợp, thậm chí trái với các quy định của pháp luật. Kết luận cuối cùng về vụ việc cần phải chờ sự vào cuộc của các cơ quan chức năng sau yêu cầu kiểm tra, có phương án xử lý ngay của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, phía sau câu chuyện này còn là những vấn đề lớn đang rất nóng.
Trước hết là vấn đề quyền tự do kinh doanh và các điều kiện kinh doanh. Nội dung cải cách mạnh mẽ nhất trong Luật Đầu tư năm 2014 là các quy định nhằm kiểm soát các điều kiện kinh doanh. Chính phủ cũng đã nhiều lần yêu cầu các bộ ngành, địa phương rà soát toàn bộ hệ thống các quy định về điều kiện kinh doanh, đánh giá và kiến nghị bãi bỏ các điều kiện không cần thiết, cản trở doanh nghiệp. Nghị quyết 19 của Chính phủ chỉ rõ phải “cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh, phù hợp với thông lệ quốc tế, chuyển mạnh sang hậu kiểm”…

Tuy nhiên, trên thực tế, cải cách trong lĩnh vực này vẫn đang gặp không ít khó khăn. Các luật sư đã chỉ ra nhiều điểm sai của các cơ quan chức năng khi xử lý người bán phở, nhưng bên cạnh đó, cũng phải thừa nhận rằng hệ thống các quy định về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống là rất phức tạp và có nhiều bất cập, nhất là với hàng loạt thông tư được các bên viện dẫn. Cộng thêm việc thanh tra, kiểm tra nhiều càng khiến các cán bộ, công chức có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp vì nhiều lý do khác nhau.

Có ý kiến cho rằng với các quy định pháp luật hiện hành, thì hoạt động kinh doanh ăn sáng, cơm trưa văn phòng của ông Nguyễn Văn Tấn không cần phải có giấy phép con, nhưng trên thực tế, “giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm” đã trở thành một loại “giấy phép con” nhằm quy buộc tội kinh doanh trái pháp luật để xử lý hình sự người chủ doanh nghiệp. Điều này không chỉ khiến một người dân bỗng nhiên có nguy cơ vướng phải vòng lao lý mà còn làm ảnh hưởng tiêu cực tới động lực khởi nghiệp, tới tinh thần sản xuất kinh doanh và làm giàu của người dân.

Nhưng đó chỉ là một mặt của câu chuyện. Mặt còn lại là những bức xúc cũng rất lớn và luôn luôn nóng bỏng trong dư luận xã hội về chính vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm – cũng chính là mục đích ban đầu mà các điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống hướng tới.

Ở đây rõ ràng đã xuất hiện mâu thuẫn giữa hai mục tiêu: Làm sao vừa bảo đảm quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm mà gắn liền với đó là sức khỏe, là tính mạng của người dân, người tiêu dùng?

Nhìn rộng hơn, khi xây dựng các điều kiện kinh doanh cho 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã được luật định, các cơ quan chức năng đang đứng trước bài toán khó để vừa bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước, vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Trong khi, đòi hỏi của người dân, của dư luận là rất cao. Người dân không chấp nhận tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời cũng không chấp nhận việc cản trở quyền tự do kinh doanh, tự do làm giàu. Hơn nữa, những yêu cầu rất cao đó lại hoàn toàn chính đáng và các cơ quan nhà nước phải có nghĩa vụ phải đáp ứng, dù không dễ dàng gì.

Bao trùm lên toàn bộ câu chuyện là vấn đề về tinh thần trách nhiệm, về tư duy quản lý. Hiến pháp năm 2013 đã mở ra không gian hiến định to lớn để phát huy các quyền dân dân chủ, trong đó có quyền tự do kinh doanh, tự do làm giàu, mà theo nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng là quyền lớn nhất của công dân. Luật Đầu tư cũng khẳng định tinh thần “người dân được tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.

 

Với tinh thần đó của Chính phủ, của Thủ tướng, chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo TP Hồ Chí Minh là rất đáng hoan nghênh.

"Thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn đáng tin cậy và nên chỉ sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo đáng tin, không nên lạm dụng để vi phạm các quy định pháp luật."

Exit mobile version