chuyển dạ – những điều mẹ bầu không thể không biết
748 views

Thông thường đến ngày dự sinh, khoảng từ tuần thứ 38-40 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ xuất hiện những cơn co tử cung khiến cho cổ tử cung mờ dần, tạo điều kiện cho em bé chào đời. Hiện tượng tự nhiên này gọi là chuyển dạ. Tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt không có dấu hiệu chuyển dạ dù đã quá ngày dự sinh. Lúc này các bác sỹ sẽ tiến hành khởi phát chuyển dạ, chấm dứt thai kỳ để đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho cả mẹ cả con.

>> Nhận biết dấu hiệu chuyển dạ của bà bầu

Khởi phát chuyển dạ là gì?

Khởi phát chuyển dạ là quá trình tác động chủ động vào cơ thể mẹ bầu, gây nên các cơn gò tử cung để giúp mẹ bầu có thể chuyển dạ và sinh nở bình thường. Thai kỳ của người mẹ thường kết thúc vào tuần thứ 38-40, lúc này mẹ bầu sẽ xuất hiện những co tử cung, báo hiệu quá trình chuyển dạ bắt đầu và em bé sắp chào đời. Tuy nhiên trong trường hợp mẹ bầu không có cơn đau chuyển dạ dù đã quá ngày dự sinh. Các bác sỹ bắt buộc phải làm thủ thuật khởi phát chuyển dạ, gây nên cơn chuyển dạ để kết thúc thai kỳ của người mẹ.

Khởi phát chuyển dạ áp dụng cho đối tượng nào?

Khởi phát chuyển dạ áp dụng cho các đối tượng sau:

– Đã vỡ/ rò/ rỉ ối nhưng không có cơn co tử cung.

– Thai quá ngày dự sinh 2 tuần trở lên và mẹ bầu không có bất cứ dấu hiệu báo chuyển dạ nào. Thai kỳ kéo dài quá nhiều so với thông lệ (40 tuần) sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe em bé. Nhiều khả năng bạn sẽ phải sinh bằng phương pháp mổ lấy thai.

– Mắc các chứng viêm nhiễm tử cung, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

– Thiểu ối, cạn ối.

– Nhau thai có vấn đề, bị thoái hóa già cỗi, không thể cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.

– Các bệnh lý của mẹ như huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường, ung thư, tiền sản giật…

– Thai chậm phát triển, thai chết lưu.

>> Tìm hiểu bà bầu nên ăn gì sau sinh

Khởi phát chuyển dạ - những điều mẹ bầu không thể không biết

 

Các phương pháp khởi phát chuyển dạ

 

– Phóng thích Prostaglandins nội sinh: Prostaglandins có tác dụng làm giãn và làm mềm cổ tử cung. Cách thường dùng để khởi phát chuyển dạ là đặt âm đạo. Thuốc có dạng gel hoặc dạng viên nén.

– Truyền tĩnh mạch oxytocin: Oxytocin – loại thuốc gây co bóp tử cung được chỉ định dùng trong các trường hợp mang thai quá ngày dự sinh, cần gây chuyển dạ đẻ, nếu tiếp tục thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và con.

>> Bí quyết giảm cân sau sinh của chị em

– Bóc tách màng ối: Phương pháp này chỉ áp dụng đối với trường hợp cổ tử cung đã mở nhưng mẹ bầu chưa xuất hiện cơn co. Bác sỹ đưa ngón tay vào giữa tử cung và màng ối, tiến hành tách màng ối ra khỏi thành cổ tử cung và đoạn dưới tử cung, nhằm giúp phóng ra prostaglandins – nội sinh thúc đẩy các cơn co xuất hiện.

Khởi phát chuyển dạ khác với chuyển dạ tự nhiên

Khởi phát chuyển dạ gây nên cơn đau khủng khiếp hơn và kéo dài nhiều tiếng đồng hồ hơn so với cơn chuyển dạ tự nhiên.

Rủi ro khi áp dụng khởi phát chuyển dạ

Khởi phát chuyển dạ tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Đối với mẹ, khởi phát chuyển dạ có thể làm tăng nguy cơ mổ lấy thai, tử cung có thể không đáp ứng và quá trình chuyển dạ kéo dài tiềm ẩn nguy cơ đờ tử cung, cơn gò tử cung cường tính gây ra nhau bong non, vỡ tử cung hoặc rách cổ tử cung, viêm màng ối…

Đối với thai nhi, có thể có những bất thường về tim thai, suy thai, hoặc chỉ số Apgar sau sinh thấp (chỉ số đánh giá sơ bộ tình trạng sức khoẻ của trẻ sau sinh).

Cần làm gì khi lựa chọn khởi phát chuyển dạ?

Trước khi thực hiện khởi phát chuyển dạ, bác sỹ sẽ tiến hành siêu âm màu Doppler nhằm kiểm tra lưu lượng máu đến thai nhi có bình thường, có hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ em bé hay không. Mẹ bầu cũng được thực hiện “Non Stress Test”. Nhờ “Non Stress Test” mà bác sỹ sản khoa có thể đưa ra đánh giá về tình trạng sức khỏe thai nhi dựa trên việc đếm cử động và nghe nhịp tim thai nhi.

Có thể chờ đến khi có cơn chuyển dạ thật hay không?

Bạn chỉ có thể chờ đợi trong vòng hai tuần tính từ ngày dự sinh để có thể sinh bình thường mà không thực hiện khởi phát chuyển dạ. Tuy nhiên việc này cũng cực kỳ nguy hiểm vì không thể lường trước được những nguy hiểm ập đến bất cứ lúc nào. Những nguy cơ cần phải tính đến khi đã quá ngày dự sinh bao gồm:

– Bào thai phát triển quá lớn về kích cỡ nhưng lượng ối bị giảm.

– Nguy cơ dây rốn bị sa, bị chèn ép.

– Nhau thai bị canxi hóa cấp độ cao.

– Suy thai.

Khởi phát chuyển dạ - những điều mẹ bầu không thể không biết

 

Trong khởi phát chuyển dạ, có thể thực hiện thủ thuật gây tê ngoài màng cứng?

Trong khởi phát chuyển dạ, các cơn co tử cung sẽ đau hơn rất nhiều so với chuyển dạ tự nhiên. Vì vậy mẹ bầu vẫn có thể lựa chọn phương pháp đẻ không đau với thủ thuật gây tê ngoài màng cứng.

Sau khi khởi phát chuyển dạ, có thể sinh thường hay không?

Gần như là không thể sinh thường sau khi khởi phát chuyển dạ. Khởi phát chuyển dạ có thể gây những biến chứng dẫn đến kết quả mẹ bầu phải lựa chọn sinh mổ.

>> Bí quyết giam can sau sinh của chị em

Ưu nhược điểm của khởi phát chuyển dạ

Khởi phát chuyển dạ vẫn mang đến chút hy vọng cho mẹ bầu muốn sinh thường, dù tỷ lệ là rất thấp. Nhược điểm của phương pháp này là quá trình chuyển dạ đau đớn và kéo dài hơn, khi gặp vấn đề phải chuyển mổ cấp cứu ngay lập tức.

Những trường hợp chống chỉ định

– Các xét nghiệm cho thấy thai nhi không chịu đựng được những cơn co tử cung.

– Mẹ bị nhau tiền đạo (nhau thai nằm thấp và gần với cổ tử cung).

– Ngôi thai nhi bất thường, có ngôi mông hoặc ngôi ngang.

– Mẹ đã từng đẻ mổ 2 lần trước đó.

– Mẹ bị nhiễm herpes sinh dục.