Chi phí bán hàng gồm những gì? Đây là câu hỏi mà người mới bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh muốn biết, tìm hiểu. Để giúp bạn có cái nhìn tổng qua thì chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết dưới đây.
Chi phí bán hàng là gì?
Chi phí bán hàng, theo quy định tại khoản 1, Điều 91 của Thông tư 200/2014/TT-BTC, là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Đây là những chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ đến tay khách hàng. Các khoản chi này bao gồm chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm (không bao gồm xây lắp), bảo quản, đóng gói và vận chuyển.
Chi phí bán hàng là tổng chi phí liên quan đến việc tiếp cận khách hàng và tiêu thụ sản phẩm, từ việc quảng bá cho đến giao hàng và hỗ trợ sau bán. Việc tối ưu hóa chi phí bán hàng là rất quan trọng, giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Chi phí bán hàng gồm những gì?
Căn cứ vào Điều 91, Khoản 2 Thông tư 200/2014/TT-BTC, chi phí bán hàng được ghi nhận và phản ánh qua tài khoản 641 – Chi phí bán hàng. Dưới đây là các loại chi phí bán hàng cơ bản:
- Chi phí nhân viên: Bao gồm các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ… Các chi phí này bao gồm tiền lương, tiền ăn giữa ca, tiền công, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, và các khoản đóng góp công đoàn.
- Chi phí vật liệu, bao bì: Phản ánh chi phí vật liệu, bao bì sử dụng cho việc bảo quản, đóng gói, bốc vác và vận chuyển sản phẩm, hàng hóa trong quá trình tiêu thụ. Bao gồm cả chi phí vật liệu cho việc sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định (TSCĐ) liên quan đến bộ phận bán hàng.
- Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Bao gồm chi phí dụng cụ và công cụ phục vụ cho quá trình bán hàng như dụng cụ đo lường, phương tiện tính toán, các thiết bị hỗ trợ công việc của bộ phận bán hàng.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho hoạt động bán hàng, bao gồm các công trình kho bãi, cửa hàng, phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, phương tiện tính toán, đo lường và kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm.
- Chi phí bảo hành: Là chi phí để bảo hành sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng. Tuy nhiên, chi phí sửa chữa và bảo hành đối với công trình xây lắp không được tính vào chi phí bán hàng mà phải phản ánh ở tài khoản “Chi phí sản xuất chung” (TK 627).
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động bán hàng, như chi phí thuê kho bãi, dịch vụ vận chuyển, thuê phương tiện bốc vác, sửa chữa tài sản cố định phục vụ bán hàng, và hoa hồng trả cho đại lý bán hàng hoặc đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu.
- Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các chi phí khác phát sinh trong quá trình bán hàng, như chi phí tiếp khách, chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chi phí tổ chức hội nghị khách hàng, và các chi phí khác có liên quan đến hoạt động chào bán sản phẩm, dịch vụ.
Tầm quan trọng của chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng có vai trò quan trọng trong việc xác định giá thành của sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc kiểm soát tốt chi phí bán hàng không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận mà còn giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, từ đó nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Để giảm thiểu chi phí bán hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp cần nghiên cứu và áp dụng các biện pháp quản lý chi phí hiệu quả, chẳng hạn như tối ưu hóa quy trình bán hàng, lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ với mức giá hợp lý, cải tiến chiến lược marketing và quảng cáo, đồng thời đào tạo nhân viên bán hàng để nâng cao hiệu quả công việc
Xem thêm: Có vốn 2 triệu trong tay nên kinh doanh gì để sinh lời?
Xem thêm: Làm giàu từ kinh doanh hoa tươi với chiến lược hút khách
Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ của chúng tôi về chi phí bán hàng gồm những gì, mong rằng qua đây bạn đã nắm được các kiến thức kinh doanh rồi nhé.