Các vấn đề pháp lý thông tin mạng
1107 views
Hôm qua (24/12), Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp phối hợp với Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý thông tin mạng liên quan đến doanh nghiệp tại Việt Nam.

Đối thoại với doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý thông tin mạng

Các đại biểu tại hội nghị

Đây là hoạt động nhằm thực hiện Chương trình Hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp (Chương trình 585) giai đoạn 2015 – 2020, Quyết định 2139/QĐ-TTg, Kế hoạch triển khai các hoạt động của Chương trình 585 năm 2015.

>>> Xem thêm vps tại đây!

Nguy cơ gia tăng khủng bố qua mạng

Chia sẻ về chủ đề hội nghị, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Nguyễn Hồng Tuyến cho biết: Trong thời đại ngày nay, công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển nhanh, mạnh và trở thành mục tiêu quan tâm hàng đầu của mọi người dân, doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, mức độ ứng dụng CNTT, internet càng cao thì các rủi ro tiềm ẩn càng lớn, trong khi đó nhiều cơ quan, DN lại chưa quan tâm đúng mức đến công tác an toàn thông tin (ATTT) và an ninh mạng.

Vì vậy, theo ông Tuyến, việc trao đổi của chuyên gia tại Hội nghị sẽ giúp cho các DN hiểu rõ hơn về các vấn đề pháp lý liên quan đến an ninh mạng, ý thức rõ hơn về vấn đề đảm bảo an ninh mạng khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng.

Thiếu tướng Trần Công Trường – Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng (Bộ Công an) cho biết: Theo đánh giá của các hãng bảo mật có uy tín trên thế giới, Việt Nam nằm trong 8 quốc gia châu Á đứng trước hiểm họa an ninh mạng, còn thống kê của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam cho thấy, chỉ số ATTT của Việt Nam năm 2015 chỉ đạt 46,5%…

Đáng chú ý, năm nay đã tăng vọt số vụ tấn công mạng với hơn 10 nghìn trang ten mien .vn bị tấn công từ chối dịch vụ, chỉnh sửa nội dung, chiếm đoạt thông tin. Tấn công mạng gây nhiều thiệt hại cho DN và người dùng, ước tính giá trị có thể lên đến 8.500 tỷ đồng mỗi năm và các tổn hại về uy tín, thương hiệu khó có thể định lượng.

Có thể kể đến gần đây là vụ tấn công vào hệ thống mạng của Cty CP Truyền thông Việt Nam làm ngưng trệ các trang mạng có lượng người truy cập lớn như Dân trí, CafeF, GenK, Kênh 14…

Đồng tình rằng nhiều cơ quan, DN còn chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo đảm an ninh, ATTT và an ninh mạng, ông Trường bổ sung thêm những hạn chế như chưa chú trọng ban hành và thực thi chính sách, đầu tư triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh mạng, hệ thống mạng còn nhiều lỗ hổng bảo mật…

Đặc biệt, các hoạt động khủng bố qua mạng trên thế giới sẽ tác động mạnh đến tư tưởng một số đối tượng quá khích trong nước, làm gia tăng nguy cơ xảy ra khủng bố ở Việt Nam, đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia. Mới đây có vụ truy tìm, xử lý theo quy định của pháp luật 3 học sinh ở Bình Định, Đắk Lắk và Bà Rịa – Vũng Tàu có hành vi giả mạo thành viên của IS trên facebook để đe dọa, kích động khủng bố.

>>> Xem thêm hosting tại đây!

Tăng cường quản lý về an toàn thông tin

Nêu thực trạng về các văn bản pháp luật trong lĩnh vực ATTT, ông Nguyễn Quang Thắng (Cục ATTT, Bộ Thông tin và Truyền thông) nhận định, tuy đã có hành lang pháp lý cho thực thi quản lý nhà nước song các văn bản này vẫn chưa đầy đủ và chưa có tính hệ thống hóa, chưa toàn diện, đòi hỏi tiếp tục xây dựng, hoàn thiện. Do đó, ông Thắng khẳng định việc Quốc hội vừa ban hành Luật ATTT mạng là cần thiết để hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý toàn diện về các vấn đề trong lĩnh vực ATTT.

Còn theo Thiếu tướng Trường, để lĩnh vực ATTT được bảo đảm hữu hiệu hơn trong thời gian tới, các cơ quan, tổ chức, DN cần chú trọng quán triệt và thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước, bảo đảm an ninh, ATTT cũng như chủ động nâng cao năng lực phòng chống tấn công mạng cho tổ chức, DN mình và đóng góp tích cực hơn vào quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Ông Trường đề nghị các DN cung cấp dịch vụ viễn thông, internet và nội dung thông tin chấp hành nghiêm quy định của pháp luật, quản lý chặt chẽ các thuê bao di động trả trước, thuê bao 3G, mạng xã hội, trò chơi điện tử trực tuyến, các ứng dụng OTT do mình cung cấp, không để các sơ hở tiếp tục trở thành điều kiện cho hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

"Thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn đáng tin cậy và nên chỉ sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo đáng tin, không nên lạm dụng để vi phạm các quy định pháp luật."