Bệnh gout nên và không nên ăn gì để làm giảm cơn đau?
41 views

Bệnh gout nên ăn gì? Người mắc bệnh gút nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào mới tốt cho sức khỏe, phòng ngừa bệnh gout. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về bệnh Gout

Bệnh gout là một loại viêm khớp do sự tích tụ của axit uric trong cơ thể, dẫn đến sự hình thành các tinh thể urat trong khớp, gây ra đau, sưng và viêm. Đây là một bệnh lý chuyển hóa, thường gặp ở nam giới, đặc biệt là những người có chế độ ăn uống giàu purin (thực phẩm như thịt đỏ, hải sản, bia và rượu). Bệnh gout có thể tái phát nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Tổng quan về bệnh Gout

Nguyên nhân gây bệnh gout

  • Bệnh gout xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric hoặc không thể đào thải hết lượng axit uric qua thận.
  • Khi axit uric không được loại bỏ, nó tích tụ trong máu và hình thành các tinh thể urat tại các khớp, đặc biệt là ở ngón chân cái, gây ra cơn đau gout đặc trưng.

Triệu chứng bệnh gout

Các triệu chứng chính của bệnh gout bao gồm:

  • Đau khớp đột ngột, dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Sưng và đỏ tại khớp bị ảnh hưởng.
  • Cảm giác nóng rát ở khu vực khớp bị viêm.
  • Giới hạn cử động và khó chịu do các cơn đau.

2. Người bệnh gout nên ăn gì?

Để hỗ trợ điều trị bệnh gout, chế độ ăn uống hợp lý đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là các thực phẩm có lợi cho người bệnh gout:

  • Trái cây: Các loại trái cây như dâu, táo, cherry chứa vitamin C, beta-carotene và chất chống oxy hóa, giúp giảm sưng viêm và làm giảm mức axit uric trong cơ thể. Các loại quả như chanh, bưởi, tắc chứa nhiều vitamin C, hỗ trợ giảm nồng độ axit uric trong máu và chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng vitamin C với liều quá cao vì có thể gây ra sỏi thận.
  • Thịt trắng: Các loại cá như cá lóc, cá diêu hồng, cá rô đồng là nguồn protein tốt nhưng ít purin, giúp ngăn ngừa quá trình kết tủa axit uric. Người bệnh gout có thể sử dụng khoảng 110-170g cá mỗi ngày.
  • Dầu oliu và dầu thực vật: Dầu oliu và các loại dầu thực vật chứa chất béo tốt giúp chống viêm khớp, giảm sưng đau và giảm axit uric. Thường xuyên sử dụng dầu oliu trong các bữa ăn sẽ hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân gout.
  • Trứng: Trứng chứa ít purin và cung cấp canxi cho xương, vì vậy người bệnh có thể sử dụng trứng trong chế độ ăn hàng ngày.
bệnh gout nên ăn gì
Người bệnh gout nên ăn gì?
  • Cà phê: Cà phê có polyphenol và cafein giúp tăng cường quá trình bài tiết axit uric trong cơ thể, đồng thời làm giảm tốc độ tạo ra axit uric. Một lượng cà phê vừa phải mỗi ngày rất có lợi cho người bệnh gout.
  • Trà xanh: Uống trà xanh với lượng vừa đủ giúp thúc đẩy sự hình thành nước tiểu, hỗ trợ đào thải axit uric nhanh chóng.
  • Rau củ: Các loại rau như cải xanh, rau ngót, khoai tây, đậu hà lan, nấm, cà tím là thực phẩm rất tốt cho người bệnh gout, giúp giảm viêm và cung cấp nhiều dưỡng chất.
  • Ngũ cốc nguyên cám: Các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt, lúa mạch chứa nhiều chất xơ, giúp giảm viêm và hỗ trợ điều trị gout.
  • Chế phẩm từ sữa và đậu nành: Phô mai, bơ, kem tươi, sữa chua và các sản phẩm từ đậu nành giúp làm giảm lượng axit uric trong máu.
  • Uống đủ nước: Người bệnh gout cần cung cấp đủ nước mỗi ngày, tối thiểu là 2 lít nước khoáng kiềm không gas và không ngọt để giúp thải axit uric qua thận.

Những thực phẩm trên giúp hỗ trợ điều trị và làm giảm các triệu chứng của bệnh gout, tuy nhiên, người bệnh vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe

3. Bệnh gout nên kiêng ăn gì?

Để kiểm soát bệnh gút và giảm thiểu các cơn đau, người bệnh cần tránh các thực phẩm làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Dưới đây là danh sách các thực phẩm cần kiêng:

Xem thêm: Đau bao tử nên ăn gì để giúp xoa dịu cơn đau hiệu quả?

Xem thêm: Gợi ý thiếu máu não nên ăn gì để tuần hoàn máu lên não?

Bệnh gout kiêng ăn gì?
Bệnh gout kiêng ăn gì?
  • Thịt đỏ: Các loại thịt như thịt bò, thịt cừu, thịt heo, và thịt dê chứa hàm lượng đạm cao, dễ chuyển hóa thành axit uric khi tiêu hóa. Điều này làm tăng nồng độ axit uric trong máu và dẫn đến các cơn đau gút. Người bệnh chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần và mỗi lần không quá 100g, ưu tiên chế biến bằng cách luộc, kho, hoặc hấp thay vì nướng, chiên.
  • Nội tạng động vật: Gan, thận, tim, bao tử, óc và các nội tạng khác chứa nhiều purin, khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh gút.
  • Thịt gà: Mặc dù thịt gà cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng nó chứa purin nên người bệnh cần hạn chế tiêu thụ. Tốt nhất là ăn ở mức vừa phải, khoảng 110-175g mỗi ngày.
  •  Thủy hải sản: Các loại cá như cá trích, cá ngừ, và động vật có vỏ như nghêu, sò, ốc có hàm lượng purin cao. Người bệnh gút nên hạn chế ăn các loại hải sản này và chỉ chọn cá có ít hơn 100mg purin/100g khẩu phần.
  • Rượu, bia và đồ uống có đường: Rượu và bia làm tăng lượng axit uric trong cơ thể, khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Các loại nước ngọt và nước trái cây có đường cũng không nên tiêu thụ nhiều vì chúng thúc đẩy sự hình thành axit uric.
  • Bệnh gout kiêng ăn thực phẩm chế biến sẵn: Các loại thực phẩm như nem chua, xúc xích, lạp xưởng và thực phẩm đóng hộp chứa nhiều chất béo, muối và purin, không tốt cho người bệnh gút. Nên hạn chế các thực phẩm này và ưu tiên tự nấu ăn tại nhà.

Hy vọng rằng với những thông tin tổng hợp chia sẻ trên đây thì bạn đã biết được bệnh gout nên ăn gì và cần kiêng gì rồi nhé.