Bà bầu nên ăn mít như thế nào mới đúng
680 views

Nghiên cứu về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu : Mít tăng cường miễn dịch và bảo vệ bà mẹ khỏi các bệnh thông thường. Nhưng nếu bạn bị tiểu đường hay dễ bị bệnh này, bạn không nên ăn mít trong khi mang thai.
Bạn có phải bà bầu thích ăn mít? Bạn tự hỏi liệu mít có tốt cho bà mẹ mang thai ăn không? Nếu bạn chưa tìm được câu trả lời, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết mẹ bầu ăn mít thì có tác dụng gì và những “mặt xấu” gì.
Trái ngược với một số nhầm tưởng phổ biến, ăn mít khi mang thai không dẫn đến sảy thai. Theo nhiều bác sỹ chuyên khoa, phụ nữ mang thai có thể ăn tất cả các loại trái cây. Nguyên tắc quan trọng là điều độ, tránh ăn quá nhiều. Mít có tính “nóng” nhưng cũng giàu vitamin B6 và chất dinh dưỡng khác như kali. Mít chứa một phần gọi là “thịt mít” dễ tiêu hóa và một nguồn giàu các chất chống oxy hóa khác.


– Tốt cho bà bầu cao huyết áp. Những người có tiền sử bị cao huyết áp khi mang thai dễ làm tăng nguy cơ tiền sản giật. Ăn mít có tác dụng làm giảm huyết áp rất tốt.
– Bảo vệ mắt và da: nhờ lượng vitamin A dồi dào nên ăn mít giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt và tác dụng hỗ trợ quá trình phát triển của tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương của thai nhi.
– Giúp xương chắc khỏe: mít có chứa nhiều canxi và lượng magie phong phú, giúp hỗ trợ việc hấp thụ canxi của cơ thể.
Ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu

Xem thêm: Tuyệt chiêu cho con bú đúng cách
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thường xuyên ăn mít có thể giúp mẹ bầu ngăn ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt, bởi mít cũng là một trong những nguồn cung cấp sắt dồi dào. Tuy nhiên, so với lượng sắt từ động vật, sắt từ thực vật ít và khó hấp thu hơn hẳn.
Bà bầu ăn mít như thế nào mới đúng?
Từ trước tới nay, nhiều bà bầu sợ ăn mít, ăn xoài, ăn nhãn khi mang thai vì sợ bị nóng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, theo ý kiến của các bác sĩ, hầu hết những loại trái cây được “gắn mác” nóng trong người đều là những loại có hàm lượng đường cao, nên có thể gây cảm giác nóng sau khi ăn, nhất là đối với những mẹ bầu bị thừa cân béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ.
Mặc dù vậy, những loại quả này vẫn chứa một lượng chất xơ, vitamin và nhiều loại khoáng chất có lợi, nên bầu vẫn có thể ăn một lượng vừa phải, khoảng từ 80 – 100 g là vừa đủ để tận dụng những lợi ích trái cây mang lại nhưng không gây hại cho cơ thể.

"Thông tin được cung cấp đã được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn đáng tin cậy và nên chỉ sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo đáng tin, không nên lạm dụng để vi phạm các quy định pháp luật."