1/ Phân trẻ sơ sinh: Biểu hiện sức khỏe
Phân của trẻ bú mẹ hoàn toàn sẽ hơi khác với phân của những bé uống sữa công thức hoặc của những bé đã chuyển qua giai đoạn ăn dặm. Trong khi “sản phẩm” của những bé bú mẹ hoàn toàn thường có màu vàng sáng và hơi lỏng, những bé bú sữa công thức sẽ có phân hơi nặng mùi, màu sẫm và hơi đặc hơn. Bên cạnh đó, thực phẩm mẹ ăn khi cho con bú hoặc thực phẩm bé tiêu thụ trong giai đoạn ăn dặm cũng sẽ làm thay đổi “đặc thù sản phẩm” bé thải ra mỗi ngày. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, phân của trẻ sơ sinh thay đổi là do bị ảnh hưởng của một số bệnh nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm ba bau nen an gi
– Phân nước, có lẫn chấy nhầy kèm theo tình trạng nôn ói, khóc thét có thể là triệu chứng của bệnh lồng ruột trẻ sơ sinh.
– Phân nhầy, màu xanh: Có thể bé đang bị rối loạn hệ tiêu hóa hoặc bị sổ mũi, hoặc các bệnh liên quan đến viêm đường hô hấp trên.
– Phân có xen lẫn máu: Thường do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do trẻ bị dị ứng protein trong thực phẩm, do vết thương ở hậu môn hoặc nghiêm trọng hơn, trẻ có thể bị xuất huyết ruột.
2/ Đoán bệnh nhờ màu nước tiểu của trẻ
Giống như phân, màu nước tiểu cũng là một chỉ số phản ánh tình trạng sức khỏe của bé. Thông thường, nước tiểu của trẻ sẽ có màu vàng nhạt và trong. Đặc biệt, nếu nước tiểu của trẻ chuyển sang màu đậm hoặc trở nên đục hơn, mẹ nên đưa bé đi bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm.
– Nước tiểu đỏ hoặc hồng đậm kèm với tình trạng đau rát khi đi tiểu, tiểu lắt nhắt có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm hoặc xuất huyết đường tiết niệu.
– Nước tiểu màu cam: Có thể do bé không tiêu thủ đủ lượng nước cần thiết trong ngày hoặc do ảnh hưởng của thuốc kháng sinh trẻ đang uống.
– Nước tiểu có màu trà đặc là dấu hiệu báo động các bệnh liên quan đến gan, sốt rét, nhiễm trùng huyết
– Nước tiểu vàng nhưng đục, có mùi khó chịu, lợn cợn là dấu hiệu thông thường của nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Nguồn bao suc khoe
3/ “Bắt bệnh” nhờ tình trạng nước dãi trẻ
Chảy dãi là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu trẻ nhỏ dãi nhiều hoặc nước dãi của trẻ có màu, mùi lạ, mẹ nên đặc biệt lưu ý, Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh hoặc triệu chứng bất thường về sức khỏe của bé.
– Nước dãi có mùi hôi là dấu hiệu cho thấy trẻ đang gặp vấn đề về vệ sinh răng miệng. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể cho bé xúc miệng bằng nước muối loãng sau khi ăn.
– Nước dãi có màu trắng đục có thể do bị rối loạn thần kinh hoặc do trục trặc tuyến nội tiết. Nếu nhận thấy con có triệu chứng này, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và điều trị sớm.
– Trẻ chảy dãi nhiều hơn bình thường có thể do mọc răng hoặc do nhiễm trùng tuyến nước bọt hoặc nhiễm trùng miệng.