Việc sử dụng các thiết bị di động thường xuyên tiềm ẩn những nguy cơ đến cột sống của bạn. Hãy tham khảo bài viết để có phương pháp điều chỉnh, phòng tránh sớm các tác động tiêu cực lên sức khỏe của bạn nhé.
- Xem thêm tạp chí gia đình và chuyên mục toc ngang vai tại đây.
- dau hieu mang thai ,cách nhận biết dấu hiệu mang thai sớm nhất ở phụ nữ
Bạn có thể nhìn thấy ở bất cứ đâu hình ảnh mọi người cúi gằm xuống với chiếc điện thoại của mình khi đi bộ trên đường, trên tàu, nhà hàng và ở nơi làm việc. Họ có thể đang nhắn tin, đọc email, tin tức, gõ bàn phím,..trên chiếc smartphone của họ. Trong tư thế cúi đầu, khum vai và gập người trong thời gian dài như vậy, sớm muộn gì cổ của bạn cũng sẽ gặp những vấn đề không thể cứu vãn.
“Text-next’ là cụm từ chỉ một tình trạng rất phổ biến trong việc sử dụng điện thoại. “Đó là khi ngày càng nhiều người đang sử dụng điện thoại hàng giờ liền trong tư thế cúi gằm” – Kenneth K. Hansraj, M.D, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình nổi tiếng cho biết.
Những điều tra trước đây chỉ ra rằng con người chúng ta bỏ ra từ 1 đến 2 tiếng rưỡi mỗi ngày để sử dụng điện thoại di động. Thời gian chúng ta nhìn điện thoại với tư thế cúi người quá lâu gây nên tình trạng căng cứng ở cổ, nguy hiểm hơn thế là vẹo cột sống.
Đầu của một người trưởng thành nặng khoảng 10-12 pounds (xấp xỉ 5kg) và việc thường xuyên nhìn xuống các thiết bị sẽ gây áp lực cũng như đè nặng trọng lượng đó lên cổ và cột sống. Điều này có thể dẫn tới chứng chấn thương không thể chữa trị. Chúng ta không sinh ra chỉ để ngồi yên ở một vị trí trong thời gian dài.
Phòng tránh việc sử dụng điện thoại hàng giờ với tư thế cố định.Tệ hơn, những áp lực liên tục đè lên cổ có thể là nguyên nhân của bệnh thoái hóa đĩa đệm và không có cách chữa trị. Hơn nữa, những gai xương sẽ phát triển nặng hơn, đè lên các dây thần kinh và cùng với đó là căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi mắc những căn bệnh này, chắc chắn bạn sẽ vô cùng đau đớn. Chưa dùng lại ở đó, những người liên tục nhìn xuống để sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài sẽ tạo ra những nếp nhăn ở cổ và cằm.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để không mắc phải những sai lầm trong tư thế sử dụng điện thoại, bạn nên cải thiện điều này bằng cách sử dụng mắt cũng như tầm nhìn của mình một cách linh hoạt cho việc sử dụng điện thoại, máy tính bảng hay các thiết bị đọc sách điện tử. Điều này sẽ tránh việc đầu bạn rướn về phía trước. – Theo Eric Saxton, bác sĩ chỉnh hình tại Saxton Chiropractic and Rehab, PLLC in Sterling, Virginia.
Saxton cho biết, bạn nên ngồi thẳng khi dùng các thiết bị di động. Tư thế ngồi thẳng sẽ tự động kéo vai, cổ trở lại đúng tư thế của nó. Hansraj tin rằng, bằng cách thay đổi tư thế và cách bạn xem các thiết bị điện tử, bạn có thể tránh được những nguy cơ tiềm ẩn. Hãy dừng việc ngồi gập người hàng giờ và nhìn xuống đùi để sử dụng điện thoại.
7 lời khuyên để tránh việc sử dụng điện thoại sai tư thế.
1. Giữ điện thoại ở ngay tầm mắt.
Bạn nên giữ điện thại ở ngay dưới tầm mắt của mình sao cho thuận tiện cho việc nhìn và sử dụng. Dùng ngón tay trỏ để gõ văn bản thay vì sử dụng hai ngón tay cái. Điều này làm giảm thiểu sự căng cứng của cơ cổ và vai.
2. Ngồi thẳng lưng.
Bạn nên ngồi thẳng lưng, không vẹo đầu, giữ tư thế thoải mái, hai chân để chạm mặt đất, thoải mái khi dùng điện thoại.
3. Đeo tai nghe.
Một cách thú vị hơn để tránh cúi gằm nhìn điện thoại trong thời gian dài là đeo tai nghe.
4. Vận động.
Sau khoảng 20 phút sử dụng, bạn nên đứng dạy, vươn vai và đi lại một chút để không bị mỏi mệt với tư thế đó.
5. Sử dụng phần mềm Neck Indicator.
Bạn cũng có thể cài đặt và sử dụng phần mềm Neck Indicator trên smartphone của mình. Tín hiệu đèn đỏ sẽ báo cho bạn khi bạn đang sử dụng điện thoại trong tư thế bất lợi cho sức khỏe.
6. Sử dụng gối.
Sử dụng loại gối chuyên dụng dành cho cổ khi đi ngủ cũng giúp bạn tránh được tình trạng này.
7. Tập những động tác đơn giản.
Singh cho biết, khi bạn nhận ra mình đang dần trở nên gù thì hãy giành 15 giây để thực hiện những bài tập sau:
– Cử động cổ: Xoay đều cổ trong 15 giây. Hãy vương căng cơ cổ để xoay khớp cổ khi bạn thực hiện động tác này.
– Xoay đầu: Xoay đầu từ bên này qua bên kia trong 15 giây, hơi rướn đầu về phía trước khi chuyển động.
Những vấn đề khác mà bạn cần lưu ý:
– Tư thế gập khuỷu tay liên tục khi nghe điện thoại.
– Liên tục gõ bàn phím tạo áp lực lên đầu ngón tay.
– Thị lực giảm khi nhìn vào màn hình điện thoại kích thước nhỏ quá lâu.