LATEST NEWS
Bỏ túi các cách hết đau họng nhanh chóng tại nhà?
Cách hết nhức đầu hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay?
Các cách giảm đau răng được chuyên gia khuyên áp dụng
7 cách đỡ đau bụng kinh đơn giản mà ai cũng có thể làm
Nhận biết các biến chứng sốt xuất huyết nên cẩn thận
Biến chứng của sốt co giật và cách xử lý khi bị sốt
Hướng dẫn cách hạ sốt nhanh chóng và an toàn tại nhà
Bệnh thương hàn có nguy hiểm không và biến chứng bệnh
Cách chữa cảm lạnh cho người lớn giảm triệu chứng nhanh
Bệnh gout nên và không nên ăn gì để làm giảm cơn đau?
Mang thai tháng đầu tiên
Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, mọi thứ trong cơ thể bạn vẫn diễn ra bình thường. Nếu như bạn vẫn tiếp tục có kinh đều đặn thì chứng tỏ bạn không mang thai.
- Xem thêm: An gi de sinh con trai
Tuần đầu tiên
Trong tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn có thể vẫn đang có kinh và em bé tất nhiên chưa hình thành. Có thể bạn hơi khó hiểu? Nhưng ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng là ngày mà các bác sỹ tính là ngày bắt đầu của thai kỳ. Sự rụng trứng sẽ không diễn ra trong vòng hai tuần lễ nữa. Vì vậy, nếu bạn có dự dịnh sinh con bạn cần có sự chuẩn bị tư tưởng và sức khỏe trước khi mang thai. Tốt nhất, bạn nên có kế hoạch có con trước khi thụ thai khoảng 3 tháng.
Thay đổi của cơ thể: Nếu bạn hy vọng mang thai trong tháng này, bạn có thể bắt đầu phải tính toán chờ tới ngày rụng trứng. Tuy nhiên, ngày này chỉ gần đúng và ngay cả các bác sỹ cũng không thể khẳng định chính xác, cũng giống như thời điểm thụ thai rất khó xác định vì bạn không thể biết chính xác khi nào thì trứng và tinh trùng “gặp nhau”.
Tuần thứ hai
Sang tuần thứ hai, mặc dù được tính là tuần thứ 2 của thai kỳ, nhưng thực ra lúc này bạn vẫn chưa thụ thai. Đến khoảng cuối tuần thứ 2 này, trứng của bạn sẽ rụng vào vòi Fallop. Trước khi em bé của bạn thực sự bắt đầu phát triển, nó sẽ trải qua các giai đoạn: Đầu tiên là sự gia tăng lượng estrogen và progesterone chảy qua máu đến tử cung của bạn để tạo thành một lớp màng tươi tốt, giàu mô máu để hỗ trợ một trứng được thụ tinh. Đồng thời, trong buồng trứng, trứng cũng đang chín trong các túi chứa dịch, gọi là nang. Vào đầu tuần này (thường là ngày 14 của chu kỳ 28 ngày), trứng rụng: Một quả trứng sẽ chui ra khỏi nang và cuốn trôi từ buồng trứng của bạn vào một ống dẫn trứng.
Thay đổi của cơ thể: Tuần thứ hai, thai kỳ của bạn đã bắt đầu, nên bạn hãy nghĩ về việc mang thai. Thời điểm rụng trứng là điều quan trọng nhất bạn cần phải biết nếu mong muốn có thai. Sự rụng trứng xảy ra khi một trứng trưởng thành được phóng ra khỏi buồng trứng, rơi vào trong vòi trứng và chuẩn bị thụ tinh. Lớp niêm mạc của tử cung dày lên để chuẩn bị đón trứng đã được thụ tinh. Nếu sự thụ tinh không xảy ra, lớp niêm mạc tử cung này sẽ rụng đi. Trứng chưa thụ tinh rụng và niêm mạc tử cung bong ra hình thành hiện tượng kinh nguyệt.
- Xem thêm: nhac cho ba bau
Tuần thứ 3:
Sau khi xuất tinh, hàng triệu tinh trùng sẽ di chuyển từ âm đạo vào vòi trứng, nơi trứng của bạn đang chờ. Bắt đầu tuần thứ 3 này, trứng được thụ tinh đã phân chia thành hàng trăm tế bào, gọi là túi phôi, là một chỗ hõm có chứa dịch lỏng. Lúc này, phôi bám vào thành tử cung, còn gọi là niêm mạc tử cung. Nếu phôi dâu bám thành công thì thai nhi sẽ bắt đầu phát triển và tiếp nhận chất dinh dưỡng từ chỗ bám này. Tại vị trí mà phôi dâu bám vào niêm mạc tử cung sẽ phát triển thành nhau thai (còn gọi là rau hoặc nhau thai).
Thay đổi của cơ thể: Sang tuần thứ 3, phôi dâu sẽ bắt đầu tiết ra hoóc môn để cơ thể bạn không giải phóng tế bào niêm mạc và các mô trong tử cung của bạn, khiến cho bạn không thấy kinh nguyệt nữa. Trong tuần thứ 3 của thai kỳ, bạn sẽ không thấy cơ thể mình có sự thay đổi nhiều, thậm chí nhiều phụ nữ còn chưa biết mình đã mang thai.
- Xem thêm: đặt tên cho con
Tuần thứ 4:
Ở tuần thứ tư, tế bào hợp tử hình thành ba lớp: mô ngoài cùng (ngoại bì), mô giữa (trung bì), mô trong cùng (nội bì). Ba lớp này sẽ hình thành các cơ quan và mô cho bào thai. Ngoại bì sẽ trở thành hệ thần kinh (bao gồm não), da, tóc, móng, tuyến vú, chân lông và chân răng. Trung bì sẽ phát triển thành tim, hệ tuần toàn, khung xương, mô liên kết, mạch máu và các cơ. Nội bì sẽ hình thành phổi, đường ruột, gan, tụy và tuyến giáp. Tứ chi bắt đầu nhú ra nhưng không rõ rệt. Nhau thai cũng bắt đầu hình thành và sản xuất ra một số hóoc môn quan trọng bao gồm HCG. Có sự chuyển động của máu thông qua mạch chính.
Thay đổi cơ thể: Ở tuần thứ tư của thai kỳ, bạn có thể có những triệu chứng đầu thai kì như căng ở hai bầu vú, nhức đầu, đau lưng hoặc một vài biểu hiện khác. Bạn nên biết rằng những triệu chứng này tương tự như những triệu chứng mà bạn có thể có trước kì kinh. Những người phụ nữ khác thì chẳng có triệu chứng nào cả ngoại trừ trễ kinh hoặc kinh nguyệt bất thường. Nếu bạn mất kinh, hãy dùng que thử thai. Đây là cách phát hiện thai sớm nhất tại nhà.
Theo phu nu net