LATEST NEWS
Ấn vào xương sườn thấy đau là bị bệnh gì? Cách xử lý?
Gai cột sống là gì? Gai cột sống có chữa được không?
Giải đáp thắc mắc: Xuất tinh sớm là gì và những điều cần biết
Vô sinh có chữa được không? Cách điều trị như thế nào?
Sùi mào gà có nguy hiểm không? Cách phòng tránh như thế nào?
Mộng tinh là gì? Những điều căn bản cần biết về hiện tượng mộng tinh
Testosterone là gì? Vai trò của hormone nam giới đối với sức khỏe
Tinh trùng sống được bao lâu? Tìm hiểu về thời gian sống của tinh trùng
Tinh trùng màu gì? Màu sắc tinh trùng phản ánh những bệnh lý nào?
Tinh bột xấu và tinh bột tốt nếu muốn giảm cân ĐỌC NGAY
10 điều mẹ bầu phải làm để phòng ngừa biến chứng khi mang thai
1. Rửa sạch tay với xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi…
+ Đi vệ sinh
+ Cầm thịt sống, trứng sống và rau, củ, quả chưa rửa
+ Trước khi ăn
+ Sau khi làm vườn, chạm vào đất bẩn hoặc đồ vật bẩn
+ Chơi với vật nuôi
+ Ở gần người bị ốm
+ Chơi với trẻ nhỏ
+ Thay tã, bỉm cho trẻ nhỏ
+…
Nếu bạn không có nước và xà phòng, hãy sử dụng gel rửa tay dạng khô không có cồn.
>> lưu ý nhac danh cho ba bau cần quan tâm
2. Không dùng chung thìa, dĩa, cốc và thức ăn với trẻ nhỏ
Như đã nói ở trên, bạn cần rửa tay thường xuyên khi chơi cùng trẻ nhỏ. Nước bọt, nước dãi và nước tiểu của chúng có thể chứa vi-rút gây bệnh cho bạn và cả em bé trong bụng nữa.
3. Ăn đồ chín và sạch
Để đảm bảo an toàn sức khỏe, tốt nhất các bà bầu không nên dùng đồ tái, nấu chưa chín và rau, củ, quả chưa rửa sạch. Đặc biệt, các loại thịt chưa nấu chín và thức ăn chế biến sẵn như thịt muối, xúc xích có thể chứa rất nhiều các loại vi khuẩn có hại cho tiêu hóa của mẹ.
4. Tránh dùng các loại sữa và thực phẩm chưa tiệt trùng
Tương tự như các loại thực phẩm sống và chưa được nấu chín, thực phẩm chưa được tiệt trùng cũng chứa rất nhiều vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ trong thời kỳ mang thai.
>> xem cách đặt ten dep cho bé theo phong thủy
5. Tuyệt đối không được ở gần mèo
Dù bạn có thích mèo hay không, trong thời kỳ mang thai bạn nên tránh tiếp xúc với con vật này, đặc biệt là phân mèo bởi chúng có chứa vi khuẩn và ký sinh trùng gây dị tật cho bào thai. Hãy chắc chắn rằng trong thời kỳ bạn mang thai, không khí trong nhà bạn luôn trong lành, không có nước tiểu, phân mèo và lông mèo.
6. Tránh xa các loại động vật hoang dã và động vật chưa được tiêm phòng
Các loài động vật hoang dã hoặc động vật chưa được tiêm phòng luôn tiềm ẩn các nguồn lây bệnh dại và bệnh dịch truyền nhiễm từ bên ngoài vào. Vậy nên, bạn không nên giữ chúng trong nhà, nhất là khi bạn đang mang thai.
7. Tiêm vắc-xin
Tiêm vắc-xin là một trong những việc làm vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi. Hãy đến cơ sở y tế và các bác sĩ sẽ cho bạn biết cần phải tiêm những mũi vắc-xin nào vào đúng thời điểm.
8. Tránh gặp và tiếp xúc với người có bệnh dịch lây nhiễm
Hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai rất yếu, do đó họ rất dễ bị lây nhiễm bệnh dịch từ bên ngoài. Khi ra ngoài, phụ nữ mang thai cần đeo khẩu trang và thận trọng khi tiếp xúc với những người có những biểu hiện của các bệnh dịch có thể lây nhiễm như đau mắt đỏ hay các loại cúm.
>> hướng dẫn cách nấu thịt đông cực ngon
9. Kiểm tra các bệnh lây lan qua đường tình dục
Cũng giống như việc tiêm phòng vắc-xin, bạn cần thực hiện cả việc kiểm tra bệnh lây lan qua đường tình dục trong thời kỳ mang thai để có biện pháp xử lý kịp thời. Các bệnh lây lan qua đường tình dục phổ biến bao gồm HIV và vi-rút Hepatitis B.
10. Hỏi bác sĩ về loại khuẩn liên cầu nhóm B
Trung bình cứ 4 phụ nữ thì có 1 người mang loại vi khuẩn này trong người nhưng họ không hề hay biết. Đó là lý do bạn cần đến gặp bác sĩ và hỏi về biện pháp đảm bảo sức khỏe trong 9 thai kỳ không có vi khuẩn này trong người.